Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Đề nghị thanh tra, kiểm toán đặc biệt EVN

06-06-2023 11:56|Quỳnh Phương

Cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây.

Trả lời báo chí về việc có kiến nghị gì để việc điều hành điện đảm bảo cung ứng cho sản xuất, sinh hoạt và minh bạch giá điện, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị Chính phủ phải thành lập ngay đoàn thanh tra đặc biệt, với thành phần gồm Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét một số vấn đề tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Một là, xem lại kết luận Thanh tra Chính phủ năm 2014 về một loạt sai phạm của EVN và việc này cần phải báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xem xét lại.

Hai là, cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi.

Ba là, xem xét việc đầu tư thủy điện Hòa Bình mở rộng, làm rõ vì sao có cảnh báo sạt lở vẫn cứ làm, có phải vì thế mà lỗ không và hiệu quả như thế nào, quá trình triển khai thi công ra sao, có vi phạm pháp luật không?

Bốn là, làm rõ vì sao trong năm 2022 là năm cả nước đang thoát khỏi đại dịch, so với những năm trước đây việc sử dụng điện năng không nhiều. Thế nhưng EVN lại báo lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng và đề nghị tiếp tục tăng giá vào tháng 9 tới đây.

"Ngoài ra, để ngăn tránh cơ chế độc quyền, khả năng lộng hành giá và thao túng thị trường điện, tôi cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để sớm tách EVN ra làm 2 Tổng công ty độc lập. Đó là Tổng công ty truyền tải điện, quản lý hệ thống truyền tải 220 kV trở lên theo đúng Luật Điện lực và Tổng công ty phân phối điện trên cơ sở cổ phần hóa các công ty phân phối trực thuộc Tổng công ty phân phối điện", ông Lê Thanh Vân nêu rõ.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định cổ phần hóa các nhà máy điện hiện nay do EVN đang hạch toán phụ thuộc, để lấy tiền đầu tư cho hệ thống đường dây truyền tải, nhằm giảm áp lực về truyền tải.

Ông Vân kiến nghị: "Tôi đề nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình xã hội hóa đối với ngành điện, để chấm dứt tình trạng độc quyền như hiện nay, bởi độc quyền sẽ dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả và thao túng thị trường điện".

Mới đây, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Theo đó, kết quả cho thấy, năm 2022, EVN đã lỗ hơn 26.235 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ hơn 36.294 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 là 10.058 tỷ đồng. Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện (bao gồm thu nhập từ hoạt động tài chính và từ tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi…) năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác).

EVN công khai, minh bạch thông tin thực hiện các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

EVN tiếp tục kiến nghị tăng giá điện

EVN đưa hai ông lớn ngành phân bón Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Cà Mau (DCM) vào thế khó?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/evn-bao-lo-hang-chuc-nghin-ty-dong-de-nghi-thanh-tra-kiem-toan-dac-biet-moi-hoat-dong-186508.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Đề nghị thanh tra, kiểm toán đặc biệt EVN
POWERED BY ONECMS & INTECH