Sống

Đại gia Việt và giấc mơ bóng đá: Bầu Đức rót 2.000 tỷ, hứa làm đến 90 tuổi, bầu Long, bầu Thuỵ vì đâu "tan vỡ"?

Mộc Hương 01/08/2023 07:39

Tôi sẽ không bao giờ bỏ bóng đá. Nếu còn sức khỏe, còn khả năng, tôi sẽ còn làm bóng đá đến năm 80, 90 tuổi” - bầu Đức nói.

Bầu Đức gắn bó với HAGL 20 năm, chi 2.000 tỷ đầu tư bóng đá

Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – HAGL) là một trong những người tiên phong, khởi xướng cho trào lưu doanh nhân đầu tư phát triển bóng đá sớm nhất Việt Nam.

Năm 2020, thông tin cho biết Bầu Đức đã bỏ ra một số tiền khổng lồ, lên đến 2.000 tỷ để phát triển bóng đá. “Tôi sẽ không bao giờ bỏ bóng đá. Nếu còn sức khỏe, còn khả năng, tôi sẽ còn làm bóng đá đến năm 80, 90 tuổi”, ông từng trả lời với báo chí về bóng đá.

Những ông bầu nổi tiếng của làng bóng đá Việt: Thái cực trái ngược nhưng đều là doanh nhân máu mặt trên thương trường, “người hùng” thầm lặng của môn

Năm 2001, Bầu Đức mua lại đội bóng hạng nhất Gia Lai và đổi tên thành Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Với chiến lược vung tiền để đầu tư vào dàn cầu thủ chất lượng, đội bóng của ông liên tục lập ra những chiến công tại V-League. HAGL đã vô địch 2 năm liên tiếp trong 2003 và 2004 tại giải đấu đứng đầu quốc gia.

Ngày 5/3/2007, Bầu Đức động thổ xây dựng Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG sau khi bắt tay với CLB Arsenal, theo quy trình đào tạo trẻ theo chuẩn châu Âu, trên khu đất rộng 5 ha đang trồng cao su. Những cây cao su đang ở tuổi thu hoạch (bình quân 300 triệu/ha/năm) mà phải chặt bỏ để nhường chỗ cho niềm đam mê bóng đá.

Bầu Đức đã giúp cả nền bóng đá Việt Nam hồi sinh với lứa Công Phượng được trình làng vào cuối năm 2013. Sân chơi V-League từ cảnh chợ chiều với những khán đài trống vắng đã được lấp đầy nhờ hiệu ứng mang tên U19 HAGL.

Đóng góp quan trọng của Bầu Đức cho bóng đá Việt Nam chính là mời huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam và đứng ra trả toàn bộ lương với bản hợp đồng có thời hạn từ tháng 9.2017 đến tháng 1.2020.

Đầu năm 2018, vì một vài lùm xùm với quan chức liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) mà Bầu Đức suýt từ bỏ bóng đá. Vượt qua những thị phi ấy, ông như lội ngược dòng giúp đội tuyển chinh phục vị trí Á quân giải U23 Châu Á. Sau đó chinh phục vị trí Quán quân AFF Cup 2018, là top 8 đội mạnh nhất Asian Cup 2019.

Ông từng chia sẻ: “Tôi sinh ra ở Bình Định, nhưng tôi trưởng thành, sự nghiệp tôi có được ở Gia Lai. Tôi chịu ơn vùng trời, mảnh đất, con người Gia Lai. Do đó, điều khiến tôi lo sợ nhất nếu bỏ bóng đá, đó là tôi sẽ làm mất niềm vui của người dân Gia Lai, người hâm mộ HAGL ở khắp các tỉnh thành cả nước, khi họ luôn mong chờ HAGL thi đấu để họ đến xem, cổ vũ”.

Bầu Hiển duy trì bóng đá bằng tình yêu và sức mạnh

Trong số các doanh nhân làm bóng đá đình đám ở V-League, ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group là người đang gặt hái được được những thành công mà không phải ai cũng có. Minh chứng rõ nét chính là thành quả của ông với Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (Hà Nội FC).

Những ông bầu nổi tiếng của làng bóng đá Việt: Thái cực trái ngược nhưng đều là doanh nhân máu mặt trên thương trường, “người hùng” thầm lặng của môn

Ngày 18/06/2006, dưới sự tài trợ của bầu Hiển và tập đoàn T&T, câu lạc bộ bóng đá T&T Hà Nội (hiện nay là câu lạc bộ bóng đá Hà Nội) chính thức được thành lập.

Sau hơn một thập kỷ thành lập, xây dựng và phát triển, Hà Nội FC hiện là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam giàu thành tích nhất với 5 lần Vô địch quốc gia (2010, 2013, 2016, 2018, 2019); 4 lần Á quân, 2 lần giành Siêu Cúp bóng đá quốc gia, 1 lần đoạt Cúp quốc gia (2019) và 3 lần Á quân Cúp quốc gia (2012, 2015, 2016). Trong đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giành ngôi vô địch SEA Games 30-2019 có tới 6 cầu thủ thi đấu trong màu áo của Hà Nội FC là Nguyễn Quang Hải, Đỗ Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Thành Chung, Trương Văn Thái Quý, Bùi Tiến Dũng.

Không chỉ vậy, 2 câu lạc bộ khác là SHB Đà Nẵng và Quảng Nam cũng từng nằm dưới sự ảnh hưởng của bầu Hiển. SHB Đà Nẵng từng vô địch V-league 2 lần vào các năm 2009, 2012; Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam vô địch V-league năm 2017.

Bầu Hiển cũng từng chia sẻ với báo chí, vào bóng đá phải có tình yêu và khát vọng. Khát vọng đó phải thể hiện ở thành tích cao. Nhưng thành tích cao mà tôi mong muốn không phải kiểu ăn ngay mà là phát triển bền vững và đi từ đào tạo trẻ.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF vơi 35 triệu USD

Được thành lập từ 14/12/2008, Quỹ Đầu tư và Phát triển Tài năng Bóng đá Việt Nam (PVF) là tổ chức phi lợi nhuận do Tập đoàn Vingroup sáng lập nhằm bồi dưỡng các thiếu niên có năng khiếu bóng đá trên cả nước trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hội đủ tài năng, văn hóa và đạo đức đạt đẳng cấp quốc tế vì mục tiêu nâng tầm bóng đá nước nhà.

Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF thuộc sở hữu của 3 thành viên của tập đoàn Vingroup là Quỹ Thiện Tâm (80%), công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại PFV (10%), công ty TNHH MTV Vinpearl (10%).

Năm 2018, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có tên trong danh sách các tỷ phú Châu Á đầu tư vào bóng đá. Tháng 10/2019, Tập đoàn Vingroup và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển bóng đá Việt Nam.

PVF là "cái nôi" của những cầu thủ đã thành danh như Hà Đức Chinh, Bùi Tiến Dụng, Trương Văn Thái Quý. PVF được xây dựng vào năm 2008 trên diện tích gần 22ha và được đầu tư hơn 35 triệu USD, hướng tới mục tiêu hỗ trợ bóng đá Việt Nam chinh phục Olympic 2024 và VCK World Cup 2026.

Ngày 2/2/2021, Tập đoàn Vingroup đã công bố trao tặng toàn bộ Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF cho Tập đoàn Giáo dục Văn Lang. Dù không trực tiếp quản lý trung tâm PVF nhưng Vingroup vẫn tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF tìm kiếm thêm các nhà tài trợ mới để cùng chung tay vì bóng đá nước nhà.

Đại gia đất Ninh Bình chịu chi 50 tỷ đồng/năm để duy trì đội bóng

Năm 2007, đại gia Mạnh Trường mua suất của đội bóng Sơn Đồng Tâm (Long An) và lấy tên gọi Vinakansai Ninh Bình. Đến năm 2019, ông quyết định chuyển sang sử dụng tên thi đấu chính thức Câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình. Cuối năm đó đội đoạt chức vô địch giải hạng Nhất và giành quyền thi đấu ở Giải bóng đá vô địch quốc gia kể từ năm 2010.

Để duy trì đội bóng, vị doanh nhân Ninh Bình sẵn sàng chịu chi, bỏ ra 50 tỷ đồng/năm. Ông luôn mạnh tay chi những khoản tiền lớn để mua các cầu thủ có năng lực.

Sau chức vô địch Siêu cúp Quốc gia 2014, bầu Trường đã thưởng cả đội tới 4 tỷ đồng. Trước đó, ông cũng từng tuyên bố sẽ thưởng 3 tỷ đồng nếu đội vô địch cúp Quốc gia 2013. Hay cuối mùa 2009, khi đội vô địch giải hạng Nhất, bầu Trường từng khao bia tận 20.000 khán giả tới cổ vũ. Người ta ước tính đã có 15.000 lít bia được sử dụng và dĩ nhiên quy ra tiền cũng là con số rất lớn.

Những ông bầu nổi tiếng của làng bóng đá Việt: Thái cực trái ngược nhưng đều là doanh nhân máu mặt trên thương trường, “người hùng” thầm lặng của môn
Bầu Trường (bên trái)

Năm 2014, đội bóng nhà Bầu Trường đã giành được quyền chơi ở đấu trường châu Á - Cúp AFC. Nhưng sau những thành tích đạt được ở vòng bảng, các cầu thủ lại dính vào nghi án bán độ rồi bị triệu tập lấy lời khai, thừa nhận tham gia bán độ...

Vì vậy, ông đã quyết định rút khỏi giải V.League với lý do mất hầu hết các trụ cột. Một năm sau ông chính thức giải thể đội bóng và bàn giao đội U13, U15 và U19 cho địa phương.

Giấc mơ Xuân Thành Sài Gòn của Bầu Thụy tan sau 4 năm thành lập

Ở giai đoạn bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam lên cao trào mà nhiều doanh nghiệp, ông bầu nhảy vào làm bóng đá, ông Bầu Nguyễn Đức Thụy cũng chuyển hướng sang đầu tư vào trái bóng.

Năm 2010, Bầu Thụy mang đến cơn sốt đầu tư vào vùng đất khô cằn ở dải miền Trung. Ông từng mạnh tay chi tiền hàng tỷ đồng để mua lại nhiều cựu cầu thủ của các câu lạc bộ khác.

Khi bước vào giải hạng nhì, Bầu Thụy treo thưởng đến một tỷ đồng cho một trận thắng. Tuy nhiên, mọi thứ không theo ý muốn, Xuân Thành Hà Tĩnh của bầu Thụy thua liên tục, cả trên sân khách lẫn sân nhà. Mục tiêu thăng hạng của ông phá sản một cách nhanh chóng, khí thế dần tắt lịm.

Ông đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng đầu tư vào đội hạng Nhì Hà Tĩnh nhưng thất bại trong việc lên hạng Nhất, thành tích đáng kể nhất chỉ là chiếc Cúp Quốc gia. Sau đó, ông có ít nhất 3 lần dọa bỏ giải đấu và quyết định đoạn tuyệt với bóng đá sau 4 năm gắn bó.

Bầu Thụy cũng từng chia sẻ với báo chí: “Bóng đá phức tạp quá, tôi không phù với môi trường như thế này” và ông nhường ghế Chủ tịch CLB cho em ruột là Nguyễn Xuân Thủy. Tuy nhiên, chưa hết mùa giải 2013 thì Xuân Thành Sài Gòn đã giải tán.

Từ đại gia ngành thép đến Bầu Long sân cỏ

Chủ tịch Hòa Phát không chỉ nổi tiếng trong ngành thép mà trước đây ông từng là ông bầu đội bóng Hòa Phát Hà Nội trong vòng 7 năm.

Ông Long cùng với ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã từng có một thời gian dài thân thiết, cùng nhau làm bóng đá. Tháng 9/2011, khi Bầu Long quyết định ngừng đầu tư vào bóng đá và giải thể đội bóng Hòa Phát Hà Nội thì câu lạc bộ Hà Nội ACB của ông Nguyễn Đức Kiên đã tiếp nhận đội bóng này.

Đường dây cá độ bóng đá 2.000 tỷ vừa bị phá: Dùng 1 tài khoản cấp siêu tổng Super Master

Một doanh nhân đề nghị đưa concert Anh trai say hi ra khỏi sân vận động Mỹ Đình, 'nhường chỗ' cho giải AFF Cup

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dai-gia-viet-va-giac-mo-bong-da-bau-duc-rot-2000-ty-hua-lam-den-90-tuoi-1-nguoi-khien-cau-thu-phai-dung-bao-tai-xe-o-to-cho-tien-mat-193564.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đại gia Việt và giấc mơ bóng đá: Bầu Đức rót 2.000 tỷ, hứa làm đến 90 tuổi, bầu Long, bầu Thuỵ vì đâu "tan vỡ"?
    POWERED BY ONECMS & INTECH