Đạm Cà Mau (DCM): Biên lợi nhuận quý II/2022 giảm mạnh, triển vọng nào cho nửa cuối năm?

26-07-2022 15:47|Trần Trung

Trước diễn biến bất lợi từ giá dầu, Đạm Cà Mau (DCM) vừa báo lãi trước thuế quý II/2022 gấp 3,5 lần cùng kỳ 2021 - đạt 1.114 tỷ đồng; lãi sau thuế giảm 32% YoY về mức 1.035 tỷ đồng.

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau - Đạm Cà Mau (Mã DCM - HOSE) vừa công bố kế quả kinh doanh quý II/2022 với ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.160 tỷ đồng - tăng 66% so với mức 2.500 tỷ hồi quý II/2021 song giảm nhẹ so với mức 4.282 tỷ quý trước đó.

Giá vốn bán hàng tăng 30% so với quý I/2022 trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh về mức 119 và 178 tỷ đồng.

Ghi nhận trong quý II/2022, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh 133% so với quý I lên mức 3.276 tỷ đồng.

Khấu trừ giá vốn bán hàng và các chi phí, DCM báo lãi trước thuế gấp 3,5 lần cùng kỳ 2021 lên mức 1.114 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt 1.035 tỷ đồng - giảm 32% so với quý liền trước. Biên lãi ròng quý II đạt 25% - giảm mạnh so với mức 35% của quý I.

dcm3.jpg
Biên lợi nhuận ròng của Đạm Cà Mau ghi nhận giảm mạnh trong quý II/2022

Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo hợp nhất quý II/2022 tăng so với cùng kỳ năm trước do giá phân bón trong quý II/2022 (dù giảm so với quý I) vẫn neo ở mức cao; riêng giá bán bình quân sản phẩm Ure trong quý cao hơn 79% so với cùng kỳ làm cho doanh thu bán hàng của công ty mẹ tăng hơn 66%.

Lũy kế bán niên 2022, Đạm Cà Mau đạt tổng doanh thu 8.451 tỷ đồng - tăng 4.000 tỷ đồng so với cùng kỳ 2021; lợi nhuận trước thuế gấp 5,66 lần lên mức 2.717 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hơn 2.550 tỷ - tăng 472% YoY.

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của công ty ở mức 13.872 tỷ đồng - tăng 26% so với đầu năm; vốn chủ đạt 5.294 tỷ đồng (bao gồm 2.938 tỷ đồng thặng dư lợi nhuận sau thuế); lượng tiền mặt và tương đương của DCM tăng mạnh 4,8 lần đầu năm lên gần 2.000 tỷ đồng; nợ phải trả tăng lên mức 3.913 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu bán hàng của Đạm Cà Mau bán niên 2022, doanh thu từ mảng bán ure xuất khẩu ghi nhận tăng mạnh 267% so với cùng kỳ. 

Dự báo trong thời gian tới, giá DAP, kali trên thị trường thế giới sẽ giảm mạnh còn giá ure sẽ ổn định xoay quanh mức giá 600 USD/tấn FOB. Giá ure sẽ khó có thể giảm thêm do giá thành sản xuất tại hầu hết các khu vực đều đã tăng so với 2021.

Với lượng tồn kho đến cuối quý hơn 2.520 tỷ (trong đó có 1.264 tỷ đồng giá trị tồn kho thành phẩm)

Trả lời báo giới mới đây, ông Phùng Hà, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, từ đầu năm 2022, giá ure trên toàn thế giới có dấu hiệu giảm dần trong tháng 3, tăng nhẹ trở lại vào tháng 4, 5.

Nhận định về thị trường phân bón trong nước từ nay đến cuối năm, vị này cho rằng, với giá dầu thế giới vẫn ở mức cao và dự báo khó giảm trong những tháng cuối năm, giá phân bón hạ nhiệt hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn.

Với các luận điểm trên, khả năng DCM tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa còn lại của năm 2022 vẫn sẽ là rõ nét.

Đạm Cà Mau chính thức 'rước' phân bón Hàn Việt về chung nhà, chuẩn bị xây thêm nhà máy 120 tỷ

Đạm Cà Mau (DCM) ước lãi quý 4/2023 gấp gần 3 lần quý liền trước

Đạm Cà Mau (DCM): Nhu cầu phân bón yếu, lượng tiêu thụ tháng 10 ở mức thấp

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dam-ca-mau-dcm-bien-loi-nhuan-quy-ii-bat-dau-giam-manh-141873.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đạm Cà Mau (DCM): Biên lợi nhuận quý II/2022 giảm mạnh, triển vọng nào cho nửa cuối năm?
POWERED BY ONECMS & INTECH