Đạm Phú Mỹ (DPM) sau 9 tháng: Cổ phiếu tăng 7%, lợi nhuận ước giảm 3.730 tỷ đồng
Quý 3/2023, lợi nhuận sau thuế của Đạm Phú Mỹ (DPM) được Chứng khoán BSC dự phóng tăng gấp 3,5 lần quý liền trước. Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn 64% so với cùng kỳ.
Vào lúc 22h ngày 10/10/2023, Nhà máy Đạm Phú Mỹ của Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (Mã DPM - HOSE) đã cán mốc sản lượng 15 triệu tấn Ure - cao nhất sau gần 20 năm hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Nhung – Phó Giám đốc Nhà máy chia sẻ, mốc 15 triệu tấn (sản lượng) có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ vận hành, bảo dưỡng, sớm làm chủ công nghệ nhà máy, có nhiều sáng kiến hợp lý hóa sản xuất giúp Nhà máy vận hành ổn định và liên tục.
Dù đã trải qua gần 2 thập niên hoạt động, theo đúng tính toán của FS thì đã đi hết 4/5 vòng đời dự án spng thời gian qua Nhà máy đã liên tục xác lập hàng loạt thành tích và kỷ lục. Năm 2022, dây chuyền sản xuất Amoniac của Nhà máy ghi nhận kỷ lục vận hành 678 ngày liên tục. Cũng trong năm 2022 dây chuyền sản xuất Ure đạt sản lượng kỷ lục trên 900 ngàn tấn, với công suất đạt mức 115% công suất thiết kế.
Về tình hình kinh doanh, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) vừa đưa ra ước tính lợi nhuận sau thuế quý 3/2023 của Đạm Phú Mỹ ở mức 365 tỷ đồng - tăng gấp 3,5 lần quý liền trước song giảm 64% so với kết quả kinh doanh trong quý 3/2022 (đạt 1.000 tỷ đồng).
Như vậy sau 9 tháng, DPM ghi nhận lãi sau thuế ước đạt 733 tỷ đồng - giảm gần 84% so với mức 4.466 tỷ đạt được trong cùng kỳ năm trước. Kết quả này tương đương 32,6% kế hoạch lãi cả năm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPM hiện tích lũy tại vùng giá 38.0 - 40.0 đồng/cp - tăng nhẹ 7,5% so với thời điểm đầu năm.
Đạm Phú Mỹ (DPM) có thể điều chỉnh giá bán ure do giá khí tự nhiên tăng cao
‘Làn sóng VAT’ sẽ thúc đẩy cổ phiếu đầu ngành phân bón tăng gần 20%