Sau hơn 20 năm phát triển, Phúc Sinh bây giờ không chỉ là một nhà xuất khẩu tiêu và cà phê lớn nhất Việt Nam, mà còn là một nhà buôn gia vị lớn của thế giới.
Phúc Sinh Group vừa đạt được thỏa thuận bán cổ phần với một quỹ đầu tư tại châu Âu. Theo thông tin từ báo Thanh niên, quỹ này định giá Phúc Sinh Group là 320 triệu USD.
Đây là lần đầu tiên Phúc Sinh Group nhận đầu tư từ nước ngoài sau 22 năm hoạt động. Hiện tỷ lệ bán cổ phần với đối tác ngoại chưa được tiết lộ.
Công ty Phúc Sinh với hai sản phẩm chủ lực hạt tiêu và quế, và đang tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu gia vị.
Ông Phan Minh Thông - Tổng giám đốc Phúc Sinh Group |
>> 4 doanh nghiệp dẫn đầu ngành xuất khẩu hồ tiêu là ai?
Kết thúc năm 2023, Phúc Sinh đứng đầu top 20 doanh nghiệp xuất khẩu gia vị sang thị trường châu Âu, với thị phần 15,1% (năm 2022 công ty đạt thị phần 8,4%). Không chỉ dẫn đầu, Công ty Phúc Sinh còn có đơn vị thành viên là Công ty Phan Minh Thông cũng lọt vào top 20 doanh nghiệp xuất khẩu này.
Như vậy, cộng gộp cả Công ty Phúc Sinh và Công ty Phan Minh Thông, thì thị phần mà doanh nghiệp này đã xuất khẩu sang châu Âu năm 2023 lên đến 16,5%.
Về cà phê, CTCP Phúc Sinh cũng đứng trong Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân sống.
Theo ông Phan Minh Thông - Tổng giám đốc Phúc Sinh Group - ở thời điểm hiện tại, công ty đã phát triển rất tốt trong vấn đề xây dựng, phát triển bền vững, nhà máy, nhân sự… Với những kinh nghiệm đó thì việc nhận đầu tư tốt sẽ đưa công ty vươn lên một tầm cao hơn.
Ông Thông cũng cho biết, trong vòng 13 năm vừa qua có rất nhiều các tập đoàn, các công ty tài chính như ngân hàng đầu tư đã tiếp cận với Phúc Sinh nhưng chỉ gần đây công ty mới chọn được một đối tác phù hợp.
"Một trong những điều mà tôi nhận thấy rất được khích lệ là khi trao đổi với quỹ đầu tư ngoại, họ nói rằng các công ty nông nghiệp của Việt Nam chưa được đánh giá xứng tầm, bị định giá rất rẻ so với các công ty của Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, thậm chí cả Philippines. Điều thứ hai là chúng tôi được đánh giá khoảng 320 triệu USD cũng khiến tôi cảm thấy hài lòng", ông Phan Minh Thông chia sẻ thêm.
>> Giá ‘vàng đen’ tiếp đà tăng mạnh, Việt Nam xuất khẩu 255.700 tấn
Nhà máy của Phúc Sinh tại tỉnh Bình Dương |
Bộ Công Thương đánh giá, hiện nay ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam chỉ mới khai thác khoảng 40%-50% lợi thế. Để khai thác tối đa lợi thế, doanh nghiệp nước ta cần tăng cường hiểu biết về thị trường nhập khẩu. Ví dụ, trước tác động của biến đổi khí hậu, gần đây châu Âu đã ban hành Luật Chống phá rừng, tất cả những sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp từ các nước đi vào châu Âu phải thỏa mãn yêu cầu không phá rừng và không làm cho rừng suy thoái.
Thị trường gia vị khô toàn cầu được dự báo sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,7% từ năm 2023 đến năm 2033 do một số yếu tố tác động. Thứ nhất, nhu cầu ngày càng tăng về hương vị bản địa và hương vị lạ trong ngành công nghiệp thực phẩm, khi người tiêu dùng tìm kiếm những trải nghiệm hương vị mới và các lựa chọn ẩm thực đa dạng, nhu cầu về nhiều loại gia vị đã mở rộng.
>> Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE