DATC bị giám sát tài chính - góc nhìn từ 22.300 tỷ đồng phải trả với hối phiếu, trái phiếu

03-07-2023 12:45|Hồ Nga

Bộ tài chính vừa đưa Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vào kế hoạch giám sát tài chính năm 2023.

Bộ Tài chính đã lập kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu.

Các doanh nghiệp giám sát gồm: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC); Tập đoàn Bảo Việt (BVH).

Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đang kinh doanh ra sao?

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tiền thân là Công ty Mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, được thành lập tháng 12/2003. Nhờ chuyển đổi mô hình, năm 2014 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) được thành lập do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tình hình kinh doanh, DATC ghi nhận lợi nhuận đều đặn trăm tỷ mỗi năm. Năm 2017 là năm đạt mức kỷ lục về doanh thu (trên 2.200 tỷ đồng) và lợi nhuận (317 tỷ đồng). Những năm 2018 đến 2021 lợi nhuận đạt dưới 200 tỷ đồng.

Năm 2022 vừa qua DATC công bố doanh thu và lợi nhuận tăng vọt so với thời điểm trước đó, với 1.700 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 260 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm của DATC chủ yếu được cấu thành từ doanh thu xử lý nợ và tài sản mua theo thỏa thuận.

DATC bị giám sát tài chính - góc nhìn từ 22.300 tỷ đồng phải trả với hối phiếu, trái phiếu

DATC nhìn từ danh mục phải thu hơn 22.300 tỷ đồng đối với hối phiếu và trái phiếu

Báo cáo tài chính năm 2022 của DATC ghi nhận khoản “phải thu ngắn hạn” đến hết năm hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu do tăng “phải thu ngắn hạn khác hơn 6.100 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn khác của DATC chủ yếu từ phải thu do phát hành hối phiếu, trái phiếu 7.644 tỷ đồng.

Ngoài ra, khoản phải thu dài hạn khác với bên thứ 3 xấp xỉ 14.700 tỷ đồng (giảm 5.400 tỷ đồng so với đầu năm) – là khoản phải thu do phát hành hối phiếu, trái phiếu.

Tổng phải thu với phát hành hối phiếu, trái phiếu đến 31/12/2022 lên đến trên 22.300 tỷ đồng.

DATC bị giám sát tài chính - góc nhìn từ 22.300 tỷ đồng phải trả với hối phiếu, trái phiếu

Báo cáo tài chính DATC cũng ghi nhận khoản phải trả liên quan hối phiếu, trái phiếu. Tổng “phải trả ngắn hạn khác” đến cuối năm 2022 hơn 8.200 tỷ đồng (tăng 6.200 tỷ đồng so với đầu năm), trong đó phải trả do phát hành hối phiếu, trái phiếu hơn 8.000 tỷ đồng. Ngoài ra phải trả dài hạn khác đối với hối phiếu, trái phiếu 14.690 tỷ đồng, giảm gần 5.800 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng giá trị phải trả đối với hối phiếu, trái phiếu hơn 22.700 tỷ đồng.

DATC bị giám sát tài chính - góc nhìn từ 22.300 tỷ đồng phải trả với hối phiếu, trái phiếu

Như vậy, tổng các khoản phải thu/phải trả đối với trái phiếu và hối phiếu của DATC đang ở mức trên 22.000 tỷ đồng, gần gấp 4 lần vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Về định nghĩa, Hối phiếu (Bill of exchange, draft) là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối phiếudrawer) cho một người khác (gọi là người thụ tạo: drawee), yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payees).

Hiểu một cách nôm na, Hối phiếu là một loại chứng từ chứng nhận vay nợ ngắn hạn. Theo đó, khi nhận được hối phiếu, người đi vay (người phát hành hối phiếu) phải thanh toán khoản nợ cho người cho vay khi đến hạn hoặc ngay lập tức hoặc theo thời hạn định sẵn khi nhận được hối phiếu đòi nợ.

Về cơ bản, hối phiếu hay trái phiếu đều là công cụ ghi nhận nợ. Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phát hành hối phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Khái niệm trái phiếu đã rất quen thuộc với nhà đầu tư, đặc biệt thời gian gần đây khi hai từ trái phiếu đang rất nóng.

Hối phiếu đang khá xa lạ, chủ yếu quen thuộc với những người thường tiếp xúc trong ngành. Điểm chung, nó là công cụ doanh nghiệp phát hành ra để đi huy động tiền từ người mua. Điểm khác biệt là hối phiếu được phát hành như một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện. Trên hối phiếu không ghi rõ nội dung vì sao hối phiếu được lập, mà chỉ thể hiện số tiền và các nội dung liên quan việc trả nợ.

Vietlott vào diện giám sát tài chính, chủ nhân giải thưởng tiền tỷ đã đến lúc lộ diện?

Trước khi bị giám sát tài chính, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) ôm bao nhiêu trái phiếu?

Vietlott vào diện giám sát tài chính, chủ nhân giải thưởng tiền tỷ đã đến lúc lộ diện?

Trước khi bị giám sát tài chính, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) ôm bao nhiêu trái phiếu?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/datc-bi-giam-sat-tai-chinh-goc-nhin-tu-22300-ty-dong-phai-tra-voi-hoi-phieu-trai-phieu-190428.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
DATC bị giám sát tài chính - góc nhìn từ 22.300 tỷ đồng phải trả với hối phiếu, trái phiếu
POWERED BY ONECMS & INTECH