Xe máy đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam, vì có tình ứng dụng cao, phù hợp với mọi người - mọi nhà. Đặc biệt đối với đối tượng dân văn phòng, sinh viên vừa ra trường thì xe máy luôn là lựa chọn hàng đầu để đi làm.
Trước tình hình giá xe cùng với giá xăng phi mã, sinh viên mới ra trường chưa thể đủ tiềm lực kinh tế để sở hữu cho mình chiếc xe yêu thích. Nên chờ giá xe hạ nhiệt hay mua xe trả góp là câu hỏi của phần lớn sinh viên vừa tốt nghiệp và những người chưa đủ điều kiện kinh tế để mua xe.
Xe cùng xăng tăng giá mạnh
Tình hình thiếu chip trên toàn cầu vô hình chung đang ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xe máy trên thị trường. Sự thiếu hụt nguồn cung dẫn đến hàng loạt xe máy đang bị rao bán với giá trên trời.
Đơn cử như, giá xe Honda SH 150 ghi nhận mức tăng mạnh nhất.
Phiên bản cao nhất của dòng xe này tăng 3,7 triệu đồng trong khi các phiên bản còn lại tăng từ 2 triệu đồng. Mẫu SH 350i tăng 3 triệu đồng.
Trong khi đó, hai dòng scooter Lead và Air Blade tăng giá từ khoảng 500.000 đồng.
Mức tăng mà Honda Việt Nam đưa ra có thể khác với thực tế tại đại lý. Các dòng xe được săn đón như SH thường được chào bán cao hơn đề xuất vài triệu đến cả chục triệu đồng.
Đối với xe phân khối lớn và xe thể thao, Winner X có mức tăng thấp nhất từ 70.000 đồng. Một số mẫu môtô trang bị động cơ trên 1.000 phân khối ghi nhận mức tăng cao nhất 1 triệu đồng như CB1000R, Gold Wing…
Theo lý giải từ Honda, việc tăng giá sản phẩm là do tác động của giá nguyên vật liệu đầu vào, trong bối cảnh giá cả các loại vật liệu có nhiều biến động. Bên cạnh các dòng xe tăng giá, một số mẫu xe phổ thông của hãng Nhật Bản được điều chỉnh giảm nhẹ khoảng 200.000 đồng. Mẫu Super Cub có mức giảm cao nhất 1,2 triệu đồng.
Tại thị trường Việt Nam, Honda chiếm thị phần lớn nhất. Doanh số hãng xe này đạt gần 2 triệu chiếc năm 2021, tương đương khoảng 80% thị phần Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (gồm Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM).
Nên chờ giá xe hạ nhiệt mới mua?
Trước trạng thái giá xe tăng cao, nhiều người đã đưa ra khuyến nghị nên chờ giá xe hạ nhiệt mới mua. Theo chị V.A, tình trạng giá xe hiện tại là quá phi lý. Chị cho rằng, việc này sẽ không kéo dài mãi được. Chính vì thế, dù đang có nhu cầu đổi xe để đi làm nhưng chị quyết định hoãn kế hoạch. Chị chấp nhận đi xe cũ và chờ xe hạ nhiệt mới sắm cho mình chiếc xe mới.
Không ít người có cùng suy nghĩ như chị V.A, nhiều người đã hoãn kế hoạch mua xe khi mà nhiều loại xe đã tăng giá chóng mặt. Trong khi đó, các loại phương tiện khác tăng ít hơn.
Thậm chí, nhiều sinh viên vừa ra trường trúng giai đoạn giá xăng, giá xe máy cùng "phi mã" thì họ đã lựa chọn cho mình phương án sử dụng xe công cộng. Việc mua xe máy-đáng lẽ làm ngay khi ra trường để có phương tiện đi lại-thì đã được gác lại về sau!
Hay nên vay nửa năm lương để mua xe?
Trong khi đó, cũng có nhiều luồng ý kiến trái ngược. Nhiều người cho rằng, nhu cầu mua xe máy rất cao và chưa chắc đã hạ nhiệt nhanh chóng khi mà trạng thái khan hiếm chip vẫn chưa có "lối ra". Nhiều người khuyên nhau nên chọn thời điểm kích cầu cuối năm để vay mua xe.
Vào một số thời điểm trong năm, giá xe máy sẽ giảm để kích cầu người mua. Vì vậy, cần chọn thời điểm hợp lý mua bán xe máy, không nóng vội, tìm hiểu và so sánh kỹ để tiết kiệm hơn khi mua xe.
Cuối năm là thời điểm có rất nhiều sự kiện lớn diễn ra như: Lễ Giáng sinh, Tết dương lịch, Tết Âm lịch,… Do đó, đây là thời điểm mua xe máy tốt nhất trong năm mà người tiêu dùng thông thái có thể lựa chọn. Cuối năm được xem là mùa khuyến mãi lớn đối với hầu hết các mặt hàng. Và xe máy cũng không ngoại trừ trong số đó.
Cuối năm hoạt động mua bán xe máy thường diễn ra rầm rộ vì đây chính là thời điểm mà các nhà sản xuất đẩy mạnh doanh số bán hàng. Các đại lý thường sẽ giảm hàng tồn kho càng nhiều càng tốt và chuẩn bị để đón các mẫu xe mới cho thị trường đầu năm sau.
Do đó, vào thời điểm này, những chiếc xe máy đời cũ, dù là mới 100% cũng sẽ được họ ưu tiên “giải phóng”. Để nhường chỗ cho những mẫu xe đời mới lên ngôi.
Thêm vào đó, các công ty tín dụng cũng cấp tốc lên các phương án cho vay mua xe.
Người mua xe trả góp cần quan tâm lựa chọn lãi suất, thời gian giải ngân, phí phạt để tìm ra tiêu chí khi lựa chọn khoản vay phù hợp.
Ngoài sử dụng cá nhân, gia đình, nhiều chủ xe hoặc các công ty mua ô tô để kinh doanh dịch vụ. Hình thức trả góp lúc này là phù hợp nếu hạn chế vốn. Dưới đây là các điểm cần lưu ý trong khi mua trả góp và thanh toán, theo tư vấn của các chuyên gia tài chính.
Hình thức phổ biến nhất là sử dụng chính chiếc xe chuẩn bị mua để thế chấp ngân hàng. Thông thường với xe mới, chủ xe có thể vay được tối đa 70-90% giá trị xe, tùy ngân hàng và thời điểm. Thời gian vay có thể giao động 5-7 năm.
Đối với xe cũ, các ngân hàng thường giới hạn với các xe có tuổi thọ 5-7 năm, nhưng xe Nhật hoặc xe sang thời gian này có thể lên tới 9-11 năm.
Tuy nhiên với xe cũ, giá trị và thời gian vay sẽ thấp hơn, thường 50% giá trị xe với thời gian vay 3-5 năm. Ưu điểm của vay thế chấp là giải ngân nhanh, tuy nhiên lãi suất thường cao và thời gian vay ngắn.
Hình thức thứ hai là vay bù đắp, tức là chủ xe dùng tài sản khác như đất hoặc hàng hóa để thế chấp mua xe. Với hình thức này giá trị và thời gian vay có thể cao hơn dùng xe để vay, tuy nhiên thủ tục và giấy tờ sẽ phức tạp hơn, ưu điểm khoản vay cao vã lãi suất tốt hơn.
Câu hỏi "Nên chờ giá xe hạ nhiệt hay mua xe trả góp?" là nỗi băn khoăn của rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có đủ điều kiện kinh tế. Nếu chờ giá xe giảm thì phải sử dụng xe cũ hoặc các loại phương tiện giao thông công cộng khác. Nếu mua xe trả góp thì hàng tháng cần trích lương để trả nợ ngân hàng.
"Bài toán" mua xe hiện nay vẫn là vấn đề nan giải của sinh viên mới ra trường. Vì vậy, mỗi người cần chi tiêu trong điều kiện cho phép của bản thân và có khoản tích luỹ riêng để dùng trong những trường hợp cần thiết. Dù chờ giá xe máy hạ nhiệt hay mua xe trả góp thì cũng cần sự tính toán hợp lý để người mua không phải "khốn đốn" vì đi làm chỉ để trả nợ.