Đâu mới thực sự là con sông dài nhất thế giới?

17-12-2023 11:27|Thạch Thảo

Ở Amazon, một cây trưởng thành có thể thải ra từ 200 đến 1.000 lít nước mỗi ngày, hiện tượng này được nhà khí hậu học người Brazil gọi là “những dòng sông bay”.

Rừng mưa Amazon hay rừng nhiệt đới Amazon, gọi tắt là Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ và được biết đến bởi sự đa dạng sinh học đặc thù và những con sông lớn.

Ít ai biết rằng lưu vực sông Amazon cũng là lưu vực thoát nước lớn nhất trên thế giới. Nước chảy qua các con sông ở Amazon tương đương với 20% lượng nước ngọt trên trái đất. Trên mặt đất, sông Amazon và các nhánh của nó tạo nên đường đi của chúng. Nhưng phía trên tán cây, các tuyến đường thủy lớn hơn đang di chuyển.

Đâu mới thực sự là con sông dài nhất thế giới?
Sông Amazon

Những dòng sông bay này gần như vô hình nhưng rất cần thiết cho sự sống trên Trái đất. Khi mưa thấm vào đất, cây hút nước ngược qua rễ và bơm qua thân cây để nuôi dưỡng. Lá và thân giải phóng lượng nước dư thừa dưới dạng hơi.

Các nhà khoa học cho rằng, ở Amazon, một cây trưởng thành có thể thải ra từ 200 đến 1.000 lít nước mỗi ngày.

Hiện tượng này xảy ra khi những luồng không khí ẩm khổng lồ bay nhanh và liên tục phía trên tán cây, mà được nhà khí hậu học người Brazil gọi là “những dòng sông bay”.

Mỗi lần giải phóng tập thể này vận chuyển khoảng 20 tỷ tấn nước trong không khí mỗi ngày. Con số này nhiều hơn sản lượng hàng ngày của sông Amazon đổ ra đại dương.

Đặc biệt, khi “những dòng sông bay” này gặp khối không khí lạnh, chúng trở nên nặng hơn và tạo thành những cơn mưa. Điều này giúp cung cấp phần lớn lượng nước mưa cho rừng Amazon và khu vực Nam Mỹ, nhưng sự tồn tại của "những dòng sông bay" đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu .

Việc dọn sạch Amazon để phục vụ nông nghiệp và công nghiệp đã khiến các dòng sông bay cạn kiệt, dẫn đến hạn hán và nhiệt độ nóng hơn trên khắp Nam Mỹ. Nếu mô hình này tiếp tục, các vùng lục địa có thể bị biến thành sa mạc trong vài thập kỷ.

Hạn hán tại Amazon cũng ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt cá, một nguồn sinh kế của nhiều cộng đồng ven sông. Nhiều người đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn cung cấp thiết yếu như thực phẩm và nước uống vì phương tiện giao thông chính trong khu vực là đường thủy. Trong khi mực nước sông đang ở mức thấp hiếm có từ trước tới nay.

>> Kỳ lạ con sông dài nhất thế giới với 6.400 km, chảy qua 3 quốc gia nhưng tuyệt nhiên không có một cây cầu nào bắc qua

Siêu công trình cao tầng có ‘một không hai’ thế giới: Tựa khu rừng nhiệt đới lơ lửng trên không, kiến trúc xứng tầm giải thưởng lớn

Vườn quốc gia rộng hơn 2.000km2 trải dài trên 4 tỉnh, được công nhận là Di sản thế giới

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dau-moi-thuc-su-la-con-song-dai-nhat-the-gioi-215824.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đâu mới thực sự là con sông dài nhất thế giới?
    POWERED BY ONECMS & INTECH