Đẩy mạnh phát triển nhà ở thu nhập thấp: Cửa sáng giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản?

08-11-2022 17:33|Quốc Việt

Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản đã tìm được một số giải pháp để giải quyết thực trạng hiện nay.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) mới đây đã gửi kiến nghị lên các cơ quan sở ban ngành. Báo cáo của HoREA cho biết, hiện nay thị trường bất động sản đang khó khăn, đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái, một số doanh nghiệp bất động sản đứng trước “rủi ro” sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc thu hẹp quy mô đầu tư, tinh giảm bộ máy.

Trước khó khăn của thị trường bất động sản, sáng nay (8/11/2022), Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản với sự tham dự của đại diện Bộ Xây dựng, HoREA và các doanh nghiệp địa ốc phía Nam.

Một số giải pháp trước mắt đã được đưa ra để hỗ trợ thị trường bất động sản. Đáng chú ý nhất, việc phát triển nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp được các bên liên quan nhấn mạnh.

Đẩy nhanh phát triển nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp

Tại buổi họp, Bộ Xây dựng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương  theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục khẩn trương, thực hiện  một số giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và Thông báo Kết luận số 242/TB-VPCP ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Bộ Xây dựng cũng yêu cầu rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định pháp luật, thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn TP.HCM.

Trước buổi họp 2 ngày, HoREA cũng đã gửi các kiến nghị lên cơ quan sở ban ngành trong đó, liên quan đến "điểm vướng" thì hiệp hội cho rằng cần để tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã “tạm nộp tiền sử dụng đất” hoặc đang được “rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung” do các dự án này không thể hoàn chỉnh pháp lý vì không ai dám định giá đất dẫn đến doanh nghiệp không thể hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước và để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội, nhất là các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Kiểm soát tốt hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Buổi họp cũng nhắc đến vấn đề nhức nhối hiện nay của thị trường bất động sản đó là việc huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Bộ xây dựng đưa ra yêu cầu các cơ quan ban ngành liên quan phải kiểm soát tốt hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường tín dụng, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đảm bảo ổn định, an toàn hệ thống, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá… song song cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để khơi thông dòng vốn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản triển khai thực hiện, hoàn thành dự án dở dang, tạo nguồn cung và đẩy mạnh phát triển thị trường. 

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản bị tạm dừng nhiều năm trước do liên quan quỹ đất công

Một trong những giải pháp Bộ xây dựng đưa ra là thúc đẩy xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản đang triển khai thực hiện bị tạm dừng từ nhiều năm trước do liên quan đến sử dụng quỹ "đất công", cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc rà soát thủ tục pháp lý để để tăng nguồn cung nhà ở và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án.

Ngoài ra, Bộ xây dựng cũng chỉ đạo nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các dự án bất động sản triển khai thực hiện; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đặc biệt là đối với các công trình du lịch, lưu trú (condotel, officetel...).

Còn về phía địa phương, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương cần khẩn trương triển khai một số giải pháp sau. 

Theo đó, các địa phương cần khẩn trương xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn từ nay đến năm 2025 và 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm theo quy định của Luật Nhà ở trong đó xác định rõ có danh mục các dự án nhà ở để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn...

Bộ cũng đề nghị địa phương rà soát các dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí đất đai; trên cơ sở đó phối hợp với cơ quan liên quan xem xét, hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác liên quan để đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, định hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên

Mắc võng ngủ, bắc bếp nấu cơm ngoài hành lang ở 2 chung cư gần 60 năm tuổi

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/day-manh-phat-trien-nha-o-thu-nhap-thap-cua-sang-giu-p-tha-o-go-kho-khan-cho-thi-truo-ng-ba-t-do-ng-sa-n-157258.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đẩy mạnh phát triển nhà ở thu nhập thấp: Cửa sáng giúp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản?
    POWERED BY ONECMS & INTECH