Vĩ mô

ĐBQH: Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan, vài hôm sau gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả

Phúc Lam 27/05/2025 15:52

Sáng 27/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án đối với 8 tội danh có khung hình phạt tử hình của Bộ luật Hình sự hiện hành.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thể hiện quan điểm không đồng tình với việc bỏ án tử hình với tội Vận chuyển trái phép chất ma túy và tội Tham ô tài sản.

Ông Hòa cho biết, từ trước đến nay chưa tử hình ai phạm tội Tham ô tài sản, tuy nhiên vừa rồi vụ án liên quan đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), khi Viện kiểm sát nhân dân đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan thì vài hôm sau gia đình đã nộp tiền khắc phục, “chuộc tội” tử hình.

>>ĐBQH: Tại sao chúng ta lại giảm án tử hình?

ĐBQH: Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan, vài hôm sau gia đình đã nộp tiền ‘chuộc tội’ tử hình

Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại hội trường - Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu nhấn mạnh, hình phạt tử hình nhằm mục đích phòng ngừa, răn đe, cảnh tỉnh là hết sức cần thiết. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu giữ hình phạt tử hình với tội Tham ô tài sản.

Đại biểu Hòa phát biểu thêm, dù giữ án tử hình nhưng nếu sau đó bị can khắc phục hậu quả tốt thì cơ quan chức năng sẽ xem xét giảm án cho bị can.

Lấy ví dụ về vụ án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan làm thất thoát ngân sách cả triệu tỷ đồng, ông Hòa cho rằng đây là con số rất lớn. “Nếu khắc phục được nửa số tiền này là chúng ta đã xây dựng được 50% tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam rồi”, đại biểu Hòa nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) kiến nghị cần cân nhắc việc áp dụng hình phạt chung thân không giảm án thay cho khung hình phạt tử hình của 8/18 tội danh theo dự thảo luật đề xuất.

Đại biểu Dung cho biết, những phạm nhân án chung thân không xét giảm hiểu rằng cả đời ở trong tù, xác định không còn cơ hội trở về với cộng đồng nên có thể phát sinh những hành vi chống đối, quậy phá, tiêu cực...

Cùng với đó, án chung thân không xét giảm đồng nghĩa với việc người chịu án không được đặc xá, ân xá. “Điều này có tác động lớn đối với điều kiện cơ sở vật chất nơi giam giữ, khi xác định số lượng phạm nhân chỉ có tăng lên chứ không giảm. Đồng thời, việc này cũng tạo áp lực lớn đối với lực lượng thi hành án”, bà Dung nêu quan điểm.

>>‘Thuốc giả, bác sĩ giả, chỉ có con tôi chết là thật’

Cục Thi hành án TP. HCM thông tin về việc xử lý vụ Trương Mỹ Lan, Đinh La Thăng

Cạn tiền mặt, Quốc Cường Gia Lai (QCG) hé lộ kế hoạch xoay 2.882 tỷ đồng trả bà Trương Mỹ Lan

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dbqh-vien-kiem-sat-nhan-dan-de-nghi-tu-hinh-ba-truong-my-lan-vai-hom-sau-gia-dinh-da-nop-tien-chuoc-toi-tu-hinh-291017.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    ĐBQH: Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan, vài hôm sau gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả
    POWERED BY ONECMS & INTECH