Bất động sản

Đề xuất mở rộng đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội

Việt Hoàng 27/07/2025 07:00

Hiện nay, các đối tượng đủ điều kiện để mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội bao gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn và đô thị; hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai…

Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận, giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì nghiên cứu, đề xuất và thể chế hóa Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Theo chỉ đạo, Đảng ủy Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ có liên quan.

Trước đó, tại kỳ họp tháng 5, Quốc hội đã thông qua chủ trương cho phép các địa phương được tự xây dựng tiêu chí xét duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tiễn của từng nơi.

Theo đó, nhóm đối tượng có thể được xét duyệt bao gồm người chưa có nhà ở; người có nhà nhưng không thuận tiện cho việc làm việc hoặc sinh sống, chẳng hạn như nhà ở xa nơi làm việc và những cá nhân chưa từng được hưởng bất kỳ chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội nào.

UBND cấp tỉnh được giao thẩm quyền xác định các tiêu chí cụ thể để xét duyệt, nhằm tháo gỡ những vướng mắc thực tiễn đặc biệt là đối với người lao động tại các đô thị, khu công nghiệp nhưng đang sở hữu nhà ở tại nông thôn và vì vậy không đủ điều kiện theo quy định hiện hành.

>> Tiến độ các dự án nhà ở xã hội: Chỉ chấp nhận kết quả, không chấp nhận lý do

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện nay, các đối tượng đủ điều kiện để mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội bao gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ; hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn và đô thị; hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai; người lao động đang làm việc trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, lực lượng công an nhân dân; công chức, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; người đã trả lại nhà công vụ; học sinh, sinh viên; người thuộc diện bị thu hồi đất phải di dời, phá dỡ nhà ở; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ hướng dẫn việc sử dụng kinh phí và bố trí trụ sở làm việc cho các cơ quan hành chính cấp cơ sở; đồng thời ban hành quy trình tài chính, kế toán và cơ chế giao - phân bổ ngân sách cho cấp xã, phường.

Bộ cũng cần khẩn trương tổng hợp, đánh giá tình hình quản lý và bàn giao tài sản công, trụ sở hành chính các cấp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Về công tác tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ cùng các địa phương có trách nhiệm rà soát đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc và tôn giáo, đặc biệt là những người trực tiếp quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Mục tiêu là bảo đảm bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực và sở trường. Đồng thời, Bộ cần sớm ban hành hướng dẫn việc thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp xã, nhất là các đơn vị cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.

Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhấn mạnh yêu cầu công khai, minh bạch đầy đủ các thủ tục hành chính tới người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn trong hệ thống pháp luật, nhất là tại cấp cơ sở.

Sáu bộ, ngành chủ chốt gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp hoàn thiện quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực như: cấp phép xây dựng; giấy phép kinh doanh rượu, bia, thuốc lá; hoạt động hành nghề y dược; và chế độ chính sách đối với người có công.

Trong đó, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, nhất là sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời, hai bộ có trách nhiệm đánh giá toàn diện việc phân cấp quản lý đất đai từ cấp tỉnh xuống cấp xã, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức và nguồn lực thực tiễn.

Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ hướng dẫn rõ thẩm quyền quản lý đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục; xây dựng cơ cấu chức danh nghề nghiệp, tiêu chí vị trí việc làm và định mức số lượng nhân sự phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.

>> GS. Đặng Hùng Võ: Nhà ở xã hội qua 5–7 tay mới đến người cần, làm sao còn gọi là 'vừa túi tiền'?

GS. Đặng Hùng Võ: Nhà ở xã hội qua 5–7 tay mới đến người cần, làm sao còn gọi là 'vừa túi tiền'?

Tiến độ các dự án nhà ở xã hội: Chỉ chấp nhận kết quả, không chấp nhận lý do

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/de-xuat-mo-rong-doi-tuong-duoc-mua-thue-nha-o-xa-hoi-202250726141531662.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đề xuất mở rộng đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội
    POWERED BY ONECMS & INTECH