Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch với quy mô 10 làn xe.
Ùn tắc giao thông trên đường cao tốc
Đoạn quốc lộ 51 đến TP.HCM hiện nay thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm và lễ, tết trong khi tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng trong tình trạng quá tải. Việc mở thêm làn trên đường cao tốc này cũng nhằm đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông đồng bộ khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào khai thác.
Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài khoảng 55km thông xe toàn tuyến (giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp) đã rút ngắn khoảng cách từ huyện Long Thành đến TPHCM còn 20 phút thay vì 60 phút như trước, và từ TP đi Vũng Tàu chỉ còn 1 giờ đồng hồ. Người dân rất phấn khởi vì đã tiết kiệm được nhiều thời gian để đến các tỉnh liền kề và TPHCM.
Đường cao tốc cũng rút ngắn khoảng cách 20km và 1 giờ đồng hồ từ TPHCM đến ngã ba Dầu Giây, đồng thời cũng giảm từ 20-30% chi phí vận tải.
Theo thống kê của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, từ năm 2015 cao tốc ghi nhận từ 10 triệu lượt xe tăng lên 16.5 triệu lượt xe và chưa dừng lại ở đó, các tuyến đường trọng điểm phía Nam thường xuyên đông đúc, ùn tắc xe.
Riêng các tuyến cao tốc phía TPHCM, các xe thường xuyên bị kẹt ở các tuyến đầu 20km và chậm trễ nhiều giờ. Các vị trí như trạm Long Phước, nhánh D – quốc lộ 50, trạm Dầu Giây, các tuyến nối vào quốc lộ 51, đường Mai Chí Thọ, Võ Chí Công thường xảy ra ùn tắc nhất.
Đã khai thác vượt năng lực thông hành
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai về việc đẩy nhanh tiến độ mở rộng làn đường cao tốc TPHCM - Long Thành và sớm triển khai thực hiện đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình hiện nay.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch với quy mô 10 làn xe. Hiện tại, giai đoạn 1 của dự án với quy mô 4 làn xe đã được Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016.
Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến liên tục tăng cao (trung bình khoảng 10,45%/năm). Theo tính toán, phạm vi cao tốc từ TPHCM (nút giao An Phú) đến Long Thành (nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) dài khoảng 26 km đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải.
Do vậy, việc đầu tư mở rộng đoạn tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành là rất cần thiết và cấp bách, đặc biệt là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đưa vào khai thác cuối năm 2025.