Đi hái thuốc, ông lão phát hiện suối đầy vàng, chuyên gia cho nổ mìn phá núi, lộ nguyên "kho báu" từ 400 năm trước
Bất ngờ phát hiện ra con suối đầy vàng, ông lão và dân làng không biết nó là một kho báu từ 400 năm trước.
“Miếng bánh lớn” từ trên trời rơi xuống
Vào năm 1966, huyện Toại Xương thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong ngôi làng hẻo lánh nằm sâu trong núi, có một lão nông dân họ Lý, hằng ngày lên núi hái thuốc.
Một hôm thời tiết xấu, mưa to nên ông lão không thể vào núi, phải đợi thời tiết tốt lên mới lên núi hái dược liệu.
Trời vừa tạnh, Lý lão nóng lòng muốn lên núi, khi đi ngang qua một con suối nhỏ cạnh thôn, ông chợt nhìn thấy một số viên đá nhỏ màu vàng dưới suối, vì tò mò, ông nhặt những viên đá này lên.
Sau khi trở về nhà, ông Lý quan sát kỹ những "hòn đá" này và phát hiện ra rằng những viên đá mà ông nhặt được trong ngày hóa ra đều là vàng. Hai vợ chồng vui mừng, quyết định giữ kín chuyện để không phải gặp nhiều rắc rối, nhưng chẳng mấy chốc tin tức đã truyền đến tai cả dân làng.
Nhiều người dân trong làng đã cùng cả gia đình lên núi đãi vàng, thậm chí nếu đi muộn sẽ không còn chỗ đứng. Một số người dân làng còn thay phiên nhau canh giữ điểm đào vàng này.
Vàng ở suối này có số lượng rất lớn, hạt nhỏ, hình dạng tương đối đều. Mọi người đều bày tỏ sự kinh ngạc, cho rằng đây có thể là món quà trời cho, hay nói cách khác, rất có thể họ đã phát hiện ra “long mạch”.
Sau vài ngày, dân làng đã tích trữ được rất nhiều vàng trong nhà. Tuy nhiên, không bị vàng bạc làm mờ mắt, họ biết cách lấy sao cho hợp lý, phân biệt rõ tầm quan trọng của lợi ích quốc gia. Khi đoàn khảo sát được cử đến, mọi người đều tích cực hợp tác điều tra.
Sự thật đằng sau dòng suối đầy vàng
Dưới sự dẫn dắt của dân làng, đoàn khảo sát đến từ Bắc Kinh tìm về thượng nguồn thì phát hiện có một ngọn núi nhỏ chia đôi dòng suối, dùng dụng cụ khảo sát thì thấy hàm lượng vàng trong nước ở đây cao gấp mấy lần hạ lưu. Điều này cho thấy vàng khả năng cao nằm ở trong núi.
Dựa trên những suy luận hợp lý, kế hoạch nổ mìn diễn ra suôn sẻ, khi thuốc nổ được kích nổ, cả ngọn núi rung chuyển, bụi mù mịt trên bầu trời che khuất tầm nhìn của mọi người. Khi quan sát hiện trạng, ai cũng bàng hoàng: lộ ra một hang động có hàng trăm bộ xương người xếp dày đặc.
Lớp ngoài của hang động đã bị sông ngầm và mưa xối xả hàng trăm năm xói mòn, lớp đất trên cùng bị phân tán, vì thế vàng chảy xuôi dòng xuống suối, được dân làng tìm và nhặt.
Sau khi nghiên cứu và điều tra, các chuyên gia phát hiện ra rằng xét theo hình dạng, đặc điểm, cấu trúc của hang động cũng như cách sắp xếp và trang phục của những bộ xương này không phù hợp với đặc điểm của các ngôi mộ cổ, và điểm khác biệt quan trọng nhất là các ngôi mộ đều có quan tài. Vì vậy, các chuyên gia loại trừ khả năng đây là một ngôi mộ. Những người chết này đã từng sống ở đây thậm chí vẫn còn nhiều dấu vết của cuộc sống và hoạt động khai thác. Nhưng không hiểu vì sao, đều được chôn ở chỗ này.
Khi cuộc điều tra tiến triển, các ghi chép lịch sử có liên quan dần dần xuất hiện: Mỏ vàng này được ghi nhận là có từ thời nhà Minh ( từ năm 1368 đến năm 1644 ), do người dân địa phương khai thác. Một ngày nọ, trong quá trình khai thác vàng, một trận lở đất bất ngờ xảy ra, nhiều người đã bị chôn vùi ở đây. Hàng trăm tấn vàng đã được phát hiện, ước tính giá trị thị trường có thể lên đến 12 tỷ đô la (hơn 283 nghìn tỷ VNĐ).
Sau những bí mật được khơi lại, chính quyền địa phương có liên quan đã khẩn trương tổ chức cho dân làng một cuộc họp chung để thảo luận về cách xử lý vàng. Sau khi thương lượng, toàn thể dân làng đồng ý giao số vàng trên cho nhà nước. Sở Văn hóa và Du lịch đã nắm bắt cơ hội này, cam kết khôi phục môi trường sinh thái địa phương, phát triển du lịch, biến khu vực khai thác thành danh lam thắng cảnh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất.
Hiện nay, ngôi làng nhỏ đã là một điểm tham quan nổi tiếng. Luôn có một lượng lớn khách du lịch đến thăm nơi này hàng năm.
Hà Nội điều chỉnh ô ‘đất vàng’ công cộng ở Đống Đa để xây toà nhà 7 tầng
Cảnh báo 'thẻ vàng IUU' - Cú sốc lớn với ngành thủy sản Việt Nam