Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam vừa được công nhận: Sở hữu khu rừng trên biển 17.000ha 7 hệ sinh thái

13-05-2024 21:25|Ngọc Trà

Với sự giao thoa của núi rừng và biển đảo, di sản này là khu vực tiêu biểu, có mức độ đa dạng cao của châu Á.

Tối 11/5/2024, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định công nhận vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên thế giới cho TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong khai mạc chương trình Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024.

Từ năm 2011, Quảng Ninh và Hải Phòng đã thống nhất và song hành lập hồ sơ trình UNESCO để vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Sau nhiều nỗ lực của Việt Nam, chiều 16/9/2023, tại Riyadh, Saudi Arabia, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh và trao bằng chứng nhận vào ngày 11/5.

Empty

Hai lãnh đạo thành phố nhận bằng chứng nhận. Ảnh VNE

Chính quyền hai địa phương, các tổ chức và người dân đã rất nỗ lực, với sự cam kết cao nhất để phát triển cân bằng và bền vững, thay vì lựa chọn các dự án ngắn hạn, có lợi ích kinh tế cao nhưng tác động tiêu cực tới di sản.

Về phía hai địa phương, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch TP. Hải Phòng cảm ơn UNESCO, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các tổ chức khác đã quan tâm giúp đỡ hai địa phương. Cũng theo ông Tùng, Hải Phòng và Quảng Ninh sẽ nỗ lực xây dựng chương trình hành động nhằm bảo tồn, phát huy tối đa giá trị di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà như đã cam kết.

Empty

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà có tiềm năng về du lịch sinh thái. Ảnh minh họa

>> Sở GTVT chính thức phản hồi về việc chi 17.000 tỷ đồng mở rộng 4km con đường lịch sử của Thủ đô

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà còn là nơi chứa đựng một môi trường sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 17.000ha cùng các hệ sinh thái đa dạng, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là điểm cư ngụ của 4.910 loài động thực vật trên cạn và dưới biển, trong số này có tới 198 loài thuộc Danh mục Đỏ IUCN, 51 loài đặc hữu. Diện tích rừng nguyên sinh khoảng 1.045,2ha trên đảo Cát Bà là một trong những nhân tố quan trọng làm nên giá trị sinh thái và đa dạng sinh học của di sản.

Với sự giao thoa của núi rừng và biển đảo, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là một khu vực tiêu biểu, có mức độ đa dạng cao của châu Á khi sở hữu 7 hệ sinh thái biển - đảo, nhiệt đới, cận nhiệt đới liền kề, kế tiếp nhau phát triển bao gồm: hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh; hệ sinh thái hang động; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái bãi triều; hệ sinh thái rạn san hô; hệ sinh thái đáy mềm; hệ sinh thái hồ nước mặn. Các hệ sinh thái này đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh học vẫn đang tiến hóa và phát triển, thể hiện qua sự đa dạng của các quần xã động thực vật.

>> Hiện trạng lô 'đất vàng' khu 'cao - xà - lá' vang bóng một thời trước khi biến thành siêu đô thị 46.000 dân

Tôi đi 'chữa lành' ở khu bảo tồn thiên nhiên được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long của núi rừng Đông Bắc', chốn bình yên chỉ cách Hà Nội hơn 2 tiếng đi xe

Báo nước ngoài gọi tên 9 địa điểm du lịch Việt Nam 'nhất định phải đến' check-in, không thể thiếu 'thiên đường biển', 'Vịnh Hạ Long trên cạn'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/di-san-thien-nhien-the-gioi-lien-tinh-dau-tien-cua-viet-nam-vua-duoc-cong-nhan-so-huu-khu-rung-tren-bien-17000ha-7-he-sinh-thai-d122478.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam vừa được công nhận: Sở hữu khu rừng trên biển 17.000ha 7 hệ sinh thái
POWERED BY ONECMS & INTECH