Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản chính thức phản hồi thông tin về Dự án mở rộng đường Vành đai 2 đoạn Ngã tư Sở đến Cầu Giấy (đường Láng).
Ngày 8/5, UBND TP Hà Nội trình Sở Giao thông vận tải chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng đoạn đường Láng từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.
Tổng mức đầu tư đoạn dưới thấp với kinh phí khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 16.700 tỷ đồng và chi phí xây lắp là 541 tỷ đồng. Sau khi được cải tạo, đường Láng sẽ có chiều rộng 53,5m so với mức 10,5m như hiện nay, tốc độ thiết kế đạt 80 km/h, trở thành trục chính đô thị.
Về vấn đề này, Cổng TTĐT TP Hà Nội ngày 9/5 đưa tin, Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội đã có phản hồi rõ. Theo đó, Bộ cho hay, dự án mở rộng đường Láng mới đang ở giai đoạn nghiên cứu lập đề xuất chủ trương đầu tư và các thông tin đã công bố chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu.
Đường Láng là con đường lịch sử lâu đời của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: TPO
Sở GTVT nhận định rằng dự án đầu tư này rất quan trọng và phức tạp, ảnh hưởng lớn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Các phương án đầu tư và quy mô cụ thể sẽ được đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, đánh giá và đề xuất nhiều lựa chọn khác nhau để tìm ra phương án tối ưu, sao cho phù hợp với các yếu tố kinh tế, kỹ thuật.
Đồng thời, hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư cho dự án sẽ cần phải được Hội đồng thẩm định nghiệm thu và nhận được sự chấp thuận thông qua của Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội, làm cơ sở để tiến hành triển khai.
Do đó, thông tin chính xác về quy mô và định hướng đầu tư cho dự án cải tạo và mở rộng tuyến đường Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy sẽ được công bố sau khi các bước thẩm định và phê duyệt được hoàn tất.
Đường Láng dài 4.104m, kéo dài từ ngã tư Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở. Con đường này chạy bên bờ đông sông Tô Lịch, tên đường được đặt từ năm 1986, thuộc 4 phường Láng Thượng, Láng Hạ, Thịnh Quang và Ngã Tư Sở, quận Đống Đa. Đường Láng được biết đến là một trong những cung đường có bề dày văn hóa lịch sử bậc nhất đất kinh kỳ Thăng Long xưa, là nơi tập trung của các cụm dân cư lâu đời và nhiều di tích xưa, đền chùa.
Trên tuyến đường Láng, có 2 tuyến đường sắt trên cao đi qua, đó là tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.
Theo Sở GTVT Hà Nội, đường Láng chỉ rộng 10,5m mỗi chiều, lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ.
Tại hầu hết các điểm giao nhau giữa đường Láng và các ngã ba, ngã tư khác thường xuất hiện tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là khu vực ngã ba Láng - Yên Lãng trong giờ cao điểm khiến người dân rất ngán ngẩm khi lưu thông qua đây. Do đó đề xuất dự án hiện đang nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân với kỳ vọng sẽ giúp giảm tải áp lực, tháo gỡ ùn tắc ở một trong những tuyến đường có mật độ giao thông đông đúc nhất thủ đô.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến tranh cãi cho rằng chi phí hơn 16.700 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng trong tổng đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 97%) là không hợp lý và việc mở rộng đường Láng có thể lại gây gia tăng áp lực cho các nút giao thứ cấp khác như ngã tư Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng…