Công trình ‘thang lên trời’ này đã cho thấy trình độ kỹ thuật “đi trước thời đại” của Trung Quốc.
Trung Quốc nổi tiếng vì sở hữu kỹ thuật xây dựng đỉnh cao cùng đội ngũ nhân sự tài năng. Quốc gia này đã tạo nên hàng loạt công trình khiến cả thế giới trầm trồ. Đặc biệt, hệ thống cầu đường của nước này vô cùng “đi trước thời đại”.
“Thang lên trời” - đường cao tốc Yaxi của Trung Quốc
Nhắc đến Trung Quốc, nhiều người sẽ nhớ đến biểu tượng “thang lên trời” - đường cao tốc Yaxi dài 240km vô cùng ấn tượng. Được biết, con đường này là một phần thuộc đường cao tốc Bắc Kinh - Côn Minh, nối thành phố Nhã An với thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Cứ đi thêm 1km, độ cao của đường cao tốc Yaxi sẽ tăng thêm 7,5m so với mặt đất |
Đây là “bảo vật” của ngành xây dựng Trung Quốc bởi kỹ thuật xây dựng không chỉ hiện đại mà còn thể hiện trình độ thẩm mỹ của đội ngũ thiết kế. Cứ đi thêm 1km, độ cao của con đường sẽ tăng thêm 7,5m so với mặt đất. Đặc biệt, Yaxi là tổ hợp gồm 270 cầu cạn và 25 đường hầm bao quanh núi (gồm 2 đường hầm siêu dài và 16 đường hầm dài).
Theo China Daily, đường cao tốc Yaxi được xây dựng vào năm 2007 và khánh thành vào tháng 4/2012 - chỉ mất khoảng 5 năm để hoàn thiện công trình. Trang web Roads to travel cũng cho hay tổng chi phí để xây dựng tuyến đường cao tốc khủng này vào khoảng 3,3 tỷ USD (hơn 83 nghìn tỷ đồng, theo tỷ giá hiện tại).
Kỹ thuật xây dựng không thể đùa
Để xây dựng một công trình hùng vĩ quanh núi với độ cao khủng như Yaxi, đội ngũ xây dựng Trung Quốc đã trải qua nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, địa chất |
Để xây dựng một công trình hùng vĩ quanh núi với độ cao khủng như Yaxi, đội ngũ xây dựng Trung Quốc đã trải qua nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, địa chất như lở đá, mỏ khí ga hay mạch nước ngầm. Đội ngũ xây dựng cũng sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường và tác động lên núi.
Đường cao tốc Yaxi được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hàng triệu người dân trong khu vực nâng cao cuộc sống và hỗ trợ phát triển kinh tế ở vùng phía Tây Tứ Xuyên.
>> Tăng trưởng GDP có thể giảm xuống chỉ còn 1%, Trung Quốc 'quá già để giàu'?