Tiền thưởng Tết dù không phải là khoản tiền mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả cho người lao động, nhưng thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qua các năm cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có tiền thưởng Tết.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố phải báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết của doanh nghiệp đối với người lao động trước ngày 25/12.
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần chủ động phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các đơn vị liên quan, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn khi bị cắt đơn hàng, giảm việc làm của người lao động.
Từ đó, các đơn vị tìm ra giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển thị trường lao động.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động theo quy định.
Các địa phương cần tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn. Tránh các trường hợp tranh chấp lao động, đình công nếu có phát sinh cần hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng giải quyết bất đồng.
Theo đó, cơ quan này yêu cầu doanh nghiệp cần bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch; không để xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng Tết theo kết quả sản xuất, kinh doanh cho người lao động ở các doanh nghiệp…, báo cáo Bộ trước ngày 25/12/2022.
Năm 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mức tiền lương, tiền thưởng cao chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: Tài chính - ngân hàng, hóa mỹ phẩm, điện tử - công nghệ thông tin, y tế...
Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, cần trao đổi với tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở và báo cáo cho phòng LĐTBXH, Liên đoàn Lao động TP Thủ Đức và các quận, huyện, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM để phối hợp, có kế hoạch thưởng Tết và hỗ trợ người lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy, trong năm 2022, về thưởng Tết Dương lịch, có khoảng 55,2% doanh nghiệp trong tổng số hơn 41.800 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết Dương lịch, với mức thưởng bình quân là 1,36 triệu đồng/người, chỉ bằng 58% so với thưởng dịp Tết Dương lịch năm 2021 (2,34 triệu đồng/người).
Về thưởng Tết Âm lịch năm 2022, có khoảng 62,7% doanh nghiệp trong tổng số hơn 42.000 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết Âm lịch, với mức thưởng bình quân bằng gần 1 tháng lương (6,17 triệu đồng), bằng 97% so với thưởng dịp Tết Âm lịch của năm 2021 (6,36 triệu đồng/người).
Chuyên gia chỉ cách giúp trẻ bảo vệ bản thân trên môi trường mạng
Tin vui cho người lao động: Thưởng Tết Nguyên đán 2025 dự báo tăng, cao hơn từ 6-8% so với năm ngoái