Xã hội

Điêu khắc khúc gỗ nguyên khối 300 năm tuổi nặng 9 tấn: Nghệ nhân Trà Vinh đạt kỷ lục độc bản châu Á

Mộng Kha 21/10/2024 12:02

Trung tâm của tác phẩm là mặt đồng hồ lớn với hình ảnh bản đồ Việt Nam kèm theo biểu tượng Quảng trường Ba Đình và hình ảnh con tàu Amiral Latouche Tréville.

Ngày 30/06/2024, Tổ chức Kỷ lục châu Á (ABR) chính thức trao bằng xác lập Kỷ lục châu Á cho ông Sơn Kiều Phong (10/07/1979) sống tại tỉnh Trà Vinh, chủ sở hữu tác phẩm "Nhất Long Giang" – một kiệt tác điêu khắc gỗ hai mặt nguyên khối, đạt kỷ lục độc bản châu Á.

Điêu khắc khúc gỗ nguyên khối 300 năm tuổi nặng 9 tấn: Nghệ nhân Trà Vinh đạt kỷ lục độc bản châu Á - ảnh 1
Ông Sơn Kiều Phong, chủ sở hữu tác phẩm "Nhất Long Giang" (Ảnh: Internet)

Theo đó, tác phẩm "Nhất Long Giang" được chế tác tinh xảo từ một gốc cây dầu nguyên khối, do ông Sơn Kiều Phong mua tại địa phương vào năm 2019. Quá trình tạo tác kéo dài 14 tháng, từ tháng 12/2020 đến tháng 02/2022.

Dưới bàn tay khéo léo của Nghệ nhân Ưu tú Sơn Sốc tại Chùa Hang, kết hợp cùng ý tưởng sáng tạo của ông Phong, tác phẩm không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn tôn vinh sâu sắc các giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam.

Điêu khắc khúc gỗ nguyên khối 300 năm tuổi nặng 9 tấn: Nghệ nhân Trà Vinh đạt kỷ lục độc bản châu Á - ảnh 2
Tác phẩm "Nhất Long Giang" trong lễ trao bằng xác lập kỷ lục (Ảnh: Internet)

Tác phẩm có chiều dài 6m, cao 4m và nặng 8,7 tấn. Mặt trước của "Nhất Long Giang" nổi bật với hình khắc 12 con giáp, bao quanh bởi 12 chú chim bồ câu, biểu tượng của hòa bình, thịnh vượng và tự do.

Trung tâm của tác phẩm là một mặt đồng hồ lớn, thể hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam với đầy đủ các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, kèm theo biểu tượng Quảng trường Ba Đình và hình ảnh con tàu Amiral Latouche Tréville từng đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, ngoài ra còn có hình ảnh Cổng chào Trà Vinh. Đặc biệt, xung quanh mặt đồng hồ còn điêu khắc 12 chim Lạc sải cánh bay, biểu trưng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt.

Điêu khắc khúc gỗ nguyên khối 300 năm tuổi nặng 9 tấn: Nghệ nhân Trà Vinh đạt kỷ lục độc bản châu Á - ảnh 3
Tác phẩm có chiều dài 6m, cao 4m và nặng 8,7 tấn (Ảnh: Internet)

Theo ông Sơn Kiều Phong, kim đồng hồ chỉ 11 giờ 30 phút tượng trưng cho thời khắc lịch sử ngày 30/04/1975, khi lá cờ chiến thắng tung bay trên Dinh Độc Lập, đánh dấu sự thống nhất của đất nước. Mặt sau của tác phẩm khắc họa 70 loài động vật thuộc ba môi trường: trên không, trên cạn và dưới nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ động vật quý hiếm.

Điêu khắc khúc gỗ nguyên khối 300 năm tuổi nặng 9 tấn: Nghệ nhân Trà Vinh đạt kỷ lục độc bản châu Á - ảnh 4
Mặt sau của tác phẩm khắc họa 70 loài động vật thuộc 3 môi trường (Ảnh: Internet)

Sau khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đề cử, tác phẩm "Nhất Long Giang" chính thức được ABR công nhận với nội dung: "Nhất Long Giang - Tác phẩm điêu khắc hai mặt trên gốc cây dầu nguyên khối, chủ đề về Văn hóa, Lịch sử, Thiên nhiên đạt giá trị Kỷ lục Độc bản châu Á".

Có thể nói, tác phẩm "Nhất Long Giang" không chỉ là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu thiên nhiên và ý tưởng sáng tạo của con người, mà còn là biểu tượng cho tình yêu quê hương, tôn vinh những giá trị văn hóa và thiên nhiên Việt Nam.

Nguồn tham khảo: kyluc.vn

>> Khúc gỗ nguyên khối dài 12m khắc họa hơn 550 nhân vật, lập kỷ lục Guinness là tác phẩm điêu khắc gỗ dài nhất thế giới

Ngôi nhà cổ hơn 150 tuổi bằng gỗ mít 'độc nhất vô nhị': Có 36 cột chống, toàn bộ đồ vật đều là bảo vật gia truyền

Ngôi nhà dựng từ loại gỗ quý trăm năm không mối mọt: Là điểm đánh dấu trong trận đánh Đông Khê, 9 gian với 5 thế hệ cùng chung sống

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/dieu-khac-khuc-go-nguyen-khoi-300-nam-tuoi-nang-9-tan-nghe-nhan-tra-vinh-dat-ky-luc-doc-ban-chau-a-128622.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Điêu khắc khúc gỗ nguyên khối 300 năm tuổi nặng 9 tấn: Nghệ nhân Trà Vinh đạt kỷ lục độc bản châu Á
POWERED BY ONECMS & INTECH