Du ngoạn

Dinh thự gần 20.000m2 được trang bị súng thần công và canh gác cẩn mật, từng là nơi ở của 53 đời Chúa Đảo

Vĩ Hạ 05/08/2024 14:01

Dinh có không gian cổ kính, mang đậm phong cách thiết kế truyền thống của Pháp và vẫn còn giữ nguyên những hiện vật ngày xưa.

Dinh Chúa Đảo còn được biết đến với nhiều tên gọi như Dinh Ông Lớn, Nhà Chúa Đảo hay Dinh Tỉnh trưởng, tọa lạc tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xưa kia, đây là nơi ở và làm việc của các Chúa Đảo, những người từng đứng đầu bộ máy cai trị tại Côn Đảo.

Dinh Chúa Đảo là nơi sinh hoạt và làm việc của các Chúa Đảo vào thời kỳ cai trị trước. Ảnh: Phong Nha Explorer

Dinh Chúa Đảo là nơi sinh hoạt và làm việc của các Chúa Đảo vào thời kỳ cai trị trước. Ảnh: Phong Nha Explorer

Công trình này được khởi công xây dựng vào năm 1862 và hoàn thành năm 1876, là nơi chứng kiến sự thay đổi của 53 đời Chúa Đảo trong suốt 113 năm lịch sử, bao gồm 39 vị Chúa thời Pháp thuộc và 14 vị Chúa trong thời kỳ đế quốc Mỹ chiếm đóng.

Nơi đây đã trải qua 53 đời Chúa Đảo trong suốt 113 năm. Ảnh: Phong Nha Explorer

Nơi đây đã trải qua 53 đời Chúa Đảo trong suốt 113 năm. Ảnh: Phong Nha Explorer

Dinh Chúa Đảo có diện tích khoảng 18.600m2, bao gồm tòa nhà chính, các gian nhà phụ và sân vườn. Cổng chính của dinh hướng thẳng ra Cầu Tàu 914.

Trước cổng Dinh Chúa Đảo có hai khẩu súng thần công và được canh gác vô cùng cẩn mật. Ảnh: Phong Nha Explorer

Trước cổng Dinh Chúa Đảo có hai khẩu súng thần công và được canh gác vô cùng cẩn mật. Ảnh: Phong Nha Explorer

Bên ngoài, dinh thự mang vẻ đẹp cổ kính nhưng khi bước vào bên trong, du khách sẽ bất ngờ với không gian lộng lẫy cùng nhiều hiện vật xa xỉ vẫn được bảo tồn đến ngày nay.

Trái ngược với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc như những bậc đế vương của các Chúa Đảo, các tù nhân cách mạng lại phải chịu đựng cuộc sống nghèo nàn, bị đàn áp tàn nhẫn, dã man. Họ thường xuyên bị ép lao động khổ sai trong khu vườn của dinh và phục vụ mọi nhu cầu của Chúa Đảo.

Không gian rộng lớn thể hiện sự xa hoa của Chúa Đảo ngày xưa. Ảnh: Báo Tin Tức

Không gian rộng lớn thể hiện sự xa hoa của Chúa Đảo ngày xưa. Ảnh: Báo Tin Tức

Căn phòng làm việc của các Chúa Đảo rộng khoảng 20m2 với các bộ bàn ghế được chạm khắc tỉ mỉ. Ảnh: Báo Dân Trí

Căn phòng làm việc của các Chúa Đảo rộng khoảng 20m2 với các bộ bàn ghế được chạm khắc tỉ mỉ. Ảnh: Báo Dân Trí

Ngoài phòng làm việc, bên trong dinh còn có khu vui chơi của các Chúa Đảo. Chiếc bàn bida được đặt ngay phòng khách, thể hiện cuộc sống xa hoa của các Chúa thời bấy giờ. Ảnh: Phong Nha Explorer

Ngoài phòng làm việc, bên trong dinh còn có khu vui chơi của các Chúa Đảo. Chiếc bàn bida được đặt ngay phòng khách, thể hiện cuộc sống xa hoa của các Chúa thời bấy giờ. Ảnh: Phong Nha Explorer

Ở thời kỳ trước, dưới sự điều hành của các Chúa, Dinh Chúa Đảo đã trở thành cơ quan đầu não để quản lý toàn bộ hệ thống nhà tù cũng như nơi làm việc của bộ máy quan chức cai trị trên hòn đảo này. Đây là nơi đưa ra những mệnh lệnh, quyết định và bàn bạc âm mưu, thủ đoạn của các quan chức cấp cao nhằm đày ải và tiêu diệt tù nhân trong các nhà tù.

Trải qua rất nhiều đời cai trị, dưới thời Chúa Đảo Andouard của Pháp, bằng sự tàn bạo, độc ác với tù nhân mà hòn đảo xinh đẹp này gắn liền với biệt danh "địa ngục trần gian". Sau đó, chính những người tù đã trừng trị tên Chúa Đảo này tại chính sào huyệt của hắn vào năm 1919.

Năm 1945, Dinh Chúa Đảo trở thành nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên tại Côn Đảo và sau đó, chứng kiến ngày giải phóng hoàn toàn Côn Đảo vào năm 1975. Từ đó, nơi này được công nhận là Di tích lịch sử và trở thành phòng trưng bày chính.

Khi tham quan dinh thự, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến nơi mà các tù nhân đã phải lao động khổ sai để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của Chúa Đảo, phần nào cảm nhận được những đau thương và mất mát của những người đã ngã xuống tại đây.

Khuôn viên sân vườn của Dinh Chúa Đảo - nơi các tù nhân phải lao động khổ sai. Ảnh: Phong Nha Explorer

Khuôn viên sân vườn của Dinh Chúa Đảo - nơi các tù nhân phải lao động khổ sai. Ảnh: Phong Nha Explorer

Dinh Chúa Đảo hiện nay là một chứng tích lịch sử có giá trị lớn, như một thư viện sống lưu giữ nhiều tư liệu, hình ảnh và hiện vật về tội ác của các Chúa Đảo.

Hiện nơi đây có bốn chủ đề chính được trưng bày, cùng một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916. Các hiện vật trưng bày phần nào khắc họa rõ nét sự hy sinh của các tù nhân cùng với những tội ác mà Chúa Đảo đã gây ra.

Nơi đây lưu trữ khoảng 6.000 hồ sơ của các tù nhân chính trị qua từng thời kỳ tại Côn Đảo cùng các hiện vật, tư liệu về giấy tờ, hình ảnh đã được Ban quản lý Khu di tích thu thập để bổ sung thêm vào phòng trưng bày từ năm 2000 cho đến nay. Đó là những chứng cứ vô cùng giá trị có ý nghĩa tố cáo tội ác man rợ của các Chúa Đảo.

Khu trưng bày tư liệu. Ảnh: Phong Nha Explorer

Khu trưng bày tư liệu. Ảnh: Phong Nha Explorer

Ngày 29/4/1979, Dinh Chúa Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đặc cách công nhận là Khu Di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Đến ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng nơi đây là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Năm 2019, Dinh Chúa Đảo được trùng tu, tôn tạo và phục dựng nội thất tái hiện sinh hoạt của các đời Chúa Đảo.

>> Mở rộng đường băng sân bay xây từ thời Pháp ở hòn đảo 'bí ẩn' của Việt Nam, tổng đầu tư 1.700 tỷ đồng

Sau 2 tháng khai trương, 'siêu' tàu cao tốc dừng khai khác tuyến TP.HCM - Côn Đảo vì 'ế' khách

Ngân hàng rao bán khoản nợ thế chấp bằng dự án resort 4 sao Côn Đảo

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dinh-thu-gan-20000m2-duoc-trang-bi-sung-than-cong-va-canh-gac-can-mat-tung-la-noi-o-cua-53-doi-chua-dao-d129564.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Dinh thự gần 20.000m2 được trang bị súng thần công và canh gác cẩn mật, từng là nơi ở của 53 đời Chúa Đảo
POWERED BY ONECMS & INTECH