Vĩ mô

Doanh thu du lịch của địa phương đón tiếp đoàn 4.500 khách Ấn Độ đạt hơn trăm tỷ đồng, tăng gấp 3 lần

Phúc Lam 02/09/2024 - 07:56

Mới đây, một tỷ phú Ấn Độ gây chú ý khi đưa 4.500 nhân viên sang Việt Nam du lịch. Những tỉnh, thành đoàn khách sẽ tham quan trong chuyến đi bao gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình.

Tại Ninh Bình, đoàn khách Ấn Độ bắt đầu hành trình du lịch tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, huyện Hoa Lư. Tại đây, hành khách sẽ được tham quan, khám phá vẻ đẹp kỳ thú, hùng vĩ của thiên nhiên, non nước tại Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng.

Đây là cơ hội quý giá để Ninh Bình mang vẻ đẹp của mình đến với du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để văn hóa, ẩm thực, nét đẹp truyền thống của Ninh Bình mở rộng với du khách trong nước và quốc tế.

Theo thống kê của Sở Du lịch Ninh Bình, địa phương ghi nhận khoảng 377,2 nghìn lượt khách tháng 8/2024, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lượng khách quốc tế trong khoảng thời gian này đến với Ninh Bình tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 75,1 nghìn lượt.

Theo đó, doanh thu mảng du lịch của địa phương trong tháng 8/2024 tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 465,4 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ khách du lịch quốc tế cao gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt 120,3 tỷ đồng.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, khách du lịch quốc tế đến với Ninh Bình cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ, đạt 828 nghìn lượt trong tổng 6,8 triệu lượt khách du lịch tham quan địa phương này. Doanh thu du lịch trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 6,7 nghìn tỷ đồng, đạt 81,92% so với kế hoạch năm 2024.

Ninh Bình là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Vị trí thuận lợi cùng với sự ưu ái của thiên nhiên, Ninh Bình trở thành địa điểm trọng điểm để kết nối kinh tế, thương mại, đồng thời là nơi thu hút khách du lịch trong, ngoài nước của miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

Doanh thu du lịch của địa phương đón tiếp đoàn 4.500 khách Ấn Độ đạt hơn trăm tỷ đồng, tăng gấp 3 lần
Đoàn khách Ấn Độ tham quan Ninh Bình

Ninh Bình 1.821 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt và rất nhiều di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia khác. Đặc biệt, Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2024. Điều này cũng là một trong những yếu tố khiến Tràng An nói riêng và Ninh Bình nói chung trở thành địa điểm yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là đoàn 4.500 khách Ấn Độ.

Với lợi thế thiên nhiên ban tặng, cùng với đó là sự quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc khai thác và phát triển những lợi thế của mình, Ninh Bình ngày càng phát triển và thu hút lượng khách du lịch đông đảo. Giai đoạn 2010-2019, Ninh Bình thể hiện sự quyến rũ của mình khi lượng khách đến địa phương tham quan tăng trưởng mạnh, đạt tốc độ bình quân là 12,19%/năm, trong đó lượng khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 4,07%/năm.

Sau khoảng thời gian gồng mình chống chọi với đại dịch COVID-19, Ninh Bình trở lại, mở cửa đón khách và ghi nhận những tín hiệu tích cực. Trong năm 2022, khoảng thời gian phục hồi sau đại dịch khó khăn, nền kinh tế còn nhiều biến động. Địa phương ghi nhận 3,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2023, con số này tăng gấp 2,5 lần, đạt 4,5 triệu lượt khách với doanh thu trên 3.800 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Với những ưu thế do thiên nhiên ban tặng cùng với sự nỗ lực của chính quyền và người dân, du lịch của Ninh Bình sẽ ngày càng phát triển và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn, nằm trong nhóm 10 điểm đến du lịch hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á vào năm 2045.

>>Đoàn 4.500 khách Ấn Độ không chọn TP.HCM là điểm dừng chân, nguyên nhân do đâu?

'Liệu Ninh Bình có thể trở thành thành phố Net Zero vào năm 2030 không?'

Liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, Ninh Bình, Kon Tum với các tỉnh Tây Nam Bộ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doanh-thu-du-lich-cua-dia-phuong-don-tiep-doan-4500-khach-an-do-dat-hon-tram-ty-dong-tang-gap-3-lan-247371.html
Bài liên quan
  • Thủ tướng chỉ rõ những 'tài sản vô giá' để Ninh Bình bứt phá, phát triển nhanh, bền vững
    Chỉ rõ "1 trọng tâm, 2 quyết tâm, 3 động lực" để Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh nguồn lực quan trọng nhất vẫn là con người, phát huy tính tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng của vùng đất Cố đô Hoa Lư, dựa vào công nghiệp và dịch vụ để bứt phá, chú trọng xây dựng giá trị thương hiệu di sản, du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản, bảo tồn, khai thác và phát huy tối đa các "tài sản vô giá" như Cố đô Hoa Lư, rừng Cúc Phương, Tràng An, Tam Cốc – Bích Động…
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình
    Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ được mở rộng lên 6 làn xe
    Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) để sớm mở rộng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Doanh thu du lịch của địa phương đón tiếp đoàn 4.500 khách Ấn Độ đạt hơn trăm tỷ đồng, tăng gấp 3 lần
POWERED BY ONECMS & INTECH