Đón cú hích từ tầng lớp trung lưu, cổ phiếu bán lẻ được kỳ vọng bứt phá
Theo World Data Lab (Anh), trong thập kỷ qua, Việt Nam nằm ở nhóm các nước tăng số người thuộc tầng lớp trung lưu nhanh nhất thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 10/2024 ước đạt 545,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bình luận về xu hướng bán lẻ, bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý cao cấp Cho thuê bán lẻ Savills TP.HCM, cho rằng: “Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng với sự ra đời liên tục của các thương hiệu mới đã mang đến một bức tranh bán lẻ hiện đại, năng động và nhiều tiềm năng”.
Nhìn lại nghiên cứu của KPMG Việt Nam, từ năm 2020-2030, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 5,5%, thuộc Top quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, nhờ cú hích tiêu dùng từ tầng lớp trung lưu, các doanh nghiệp bán lẻ, bán buôn sẽ có cơ hội mở rộng quy mô và tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Kết quả kinh doanh bứt tốc
Bức tranh kết quả kinh doanh quý III/2024 đã khép lại, trong đó nhóm doanh nghiệp bán lẻ có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất (+233,4%), điển hình là Digiworld (DGW), FPT Retail (FRT) và Petrosetco (PET). Cả 3 ông lớn đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trước nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng.
Cụ thể, quý III/2024, Digiworld ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.226 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 122 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, cao nhất 7 quý. Động lực giúp Digiworld tăng trưởng nhờ việc sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp với hơn 16.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, từ thành thị đến nông thôn, giúp chạm đến nhu cầu nhiều nhóm khách hàng.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của Digiworld (DGW) |
Digiworld kỳ vọng, với điểm rơi lợi nhuận vào quý IV, công ty sẽ hoàn thành cột mốc tỷ USD với 23.000 tỷ đồng doanh thu và 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Theo ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT, năm 2025, lợi nhuận Digiworld sẽ tăng trưởng tích cực trên nền năm 2024 nhờ nhu cầu các sản phẩm FMCG và thiết bị văn phòng tăng cao.
>> Đầu tư mạnh vào tiếp thị, Digiworld (DGW) hướng đến kết quả kinh doanh vượt kế hoạch
Digiworld (DGW) kỳ vọng lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 sẽ tăng 67% |
Trong khi đó, FPT Retail ghi nhận 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng bứt phá so với khoản lỗ 20 tỷ đồng tại quý III/2023 nhờ chuỗi FPT Shop. Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 5.653 tỷ đồng, tăng 33%, lợi nhuận sau thuế đạt 74 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ.
Phát triển bền vững: Động lực cho cổ phiếu ‘must have’
Nhờ kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu ngành bán lẻ thu hút nhiều nhà đầu tư, trở thành tâm điểm phân tích của nhiều công ty chứng khoán.
Nhấn mạnh triển vọng lợi nhuận của Digiworld có thể tăng 54% từ năm 2025-2028, công ty chứng khoán VCBS đặt khuyến nghị mua cho cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 70.559 đồng/cp, kỳ vọng tăng 71% so với giá tham chiếu ngày 19/11.
Theo chuyên gia từ VCBS, động lực tăng trưởng của Digiworld nhờ chiến lược mở rộng hệ sinh thái tiêu dùng khép kín và sự phục hồi của thị trường tiêu dùng. Trong năm 2024, Digiworld đã thực hiện các thương vụ M&A chiến lược để tạo kênh dẫn sản phẩm, đẩy mạnh các mảng kinh doanh cốt lõi.
Sáp nhập Vietmoney giúp Digiworld khai thác được thị trường điện thoại cũ, đặc biệt là iPhone. Theo ông Đoàn Hồng Việt, khoảng 40% thiết bị đang kết nối mạng trên thị trường là iPhone, song lượng bán mới chỉ chiếm 13-18%/quý. Như vậy, lượng iPhone cũ đang hòa mạng gấp đôi lượng máy mới được bán hằng năm. Dòng điện thoại này có vòng đời khoảng 6 năm, người dùng sẽ đổi máy mới sau 2-3 năm. Do đó, quy mô thị trường điện thoại đã qua sử dụng ở mức lớn. Đồng thời, biên lợi nhuận của các sản phẩm đã qua sử dụng cũng cao hơn máy mới.
Cùng Vietmoney, B2X – chuỗi dịch vụ hậu mãi hàng đầu giúp Digiworld nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại sự khác biệt so với nhiều sàn thương mại điện tử giá rẻ.
Ngoài ra, thị trường bất động sản sôi động cũng giúp cho mảng thiết bị gia dụng tăng trưởng khi Digiworld tăng cường hợp tác, bán thêm sản phẩm từ Xiaomi và nhiều thương hiệu lớn khác.
Cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Digiworld dự kiến cho cả năm 2024 |
Bên cạnh DGW, cổ phiếu MWG của Thế giới Di động cũng được VCBS khuyến nghị mua với giá mục tiêu 83.097 đồng/cp, kỳ vọng tăng 38% so với giá tham chiếu ngày 19/11. Động lực đến từ mảng ICT và chuỗi Bách Hóa Xanh bắt đầu chuyển mình kể từ nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, cổ phiếu FRT của FPT Retail được VCBS đặt giá mục tiêu 180.737 đồng/cp, tăng 9% so với giá tham chiếu ngày 19/11. Triển vọng từ doanh thu chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng trưởng tích cực và một số yếu tố hỗ trợ: Chính phủ tắt sóng 2G và nhu cầu mới về Laptop xuất hiện.
Temu gây sốc thị trường về giá, vì sao Digiworld (DGW) không hề kiêng dè?
Đâu là lý do Digiworld (DGW) đi ngược chu kỳ bão hoà của ngành ICT, báo lãi cao nhất 7 quý?