Tài chính Ngân hàng

Động lực nào giúp ACB, MB Bank, OCB tăng trưởng tín dụng tốt nhất quý 2?

Hoàng Lâm 31/07/2023 - 17:04

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý 2 vẫn yếu so với quý 1 ở hầu hết các ngân hàng tuy nhiên vẫn có một số nhà băng như ACB, OCB, MB Bank có tốc độ tăng tín dụng so với quý trước mạnh nhất.

Các ngân hàng vừa qua đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023 cũng như 6 tháng đầu năm. Theo đánh giá của Chứng khoán SSI (SSI Research), kết quả của các ngân hàng đúng với kỳ vọng của các chuyên gia với lợi nhuận trước thuế tăng 3% so với cùng kỳ và giảm 1,2% so với cuối quý 1/2023.

Theo đó, kết quả này bị ảnh hưởng bửi sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng (tăng 6,6% so với đầu năm hoặc 2% so với cuối quý 1), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) co hẹp (giảm 15 điểm % so với quý trước) và nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng (tăng 11 điểm % so với quý trước).

Điểm tích cực trong báo cáo tài chính quý 2/2023 là thu nhập từ hoạt động dịch vụ hồi phục so với quý trước và CASA đã tạo đáy trong quý 1/2023 đối với hầu hết các ngân hàng.

Cụ thể, về tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý 2 vẫn yếu so với quý 1 ở hầu hết các ngân hàng. ACB, OCB, MB Bank là những ngân hàng có tốc độ tăng tín dụng so với quý trước mạnh nhất, đạt khoảng 5 – 6,5%.

Động lực tăng trưởng là tín dụng cho ngành thương mại, sản xuất, bất động sản và xây dựng; cho vay sản xuất kinh doanh và bất động sản và cho vay tài trợ vốn lưu động tại một ngân hàng như MB Bank và ACB.

Về chất lượng tài sản, nhóm ngân hàng TMCP nhóm 2 (MSB, TPBank, VIB) vẫn chịu áp lực về suy giảm chất lượng tài sản. Tuy nhiên, nợ xấu và nợ quá hạn hình thành mới tại các ngân hàng thương mại nhà nước, ACB, MBBank và OCB đã chậm lại đáng kể so với quý 4/2022 và quý 1/2023.

Tuy vậy, NIM vẫn được duy trì tương đối tốt tại các NHTMNN do tài sản sinh lời được phân bổ cân bằng hơn do tiền gửi Kho bạc Nhà nước không còn dồi dào như quý trước. Ngược lại, NIM tiếp tục giảm tại nhóm ngân hàng TMCP do nhiều nguyên nhân, bao gồm tăng trưởng huy động quá cao so với tăng tín dụng, hạ lãi suất hỗ trợ khách hàng hoặc tăng mạnh danh mục trái phiếu tổ chức tín dụng.

Thị trường tiền tệ tháng 7/2023: Lãi suất giảm về thời kỳ tiền rẻ, tín dụng tăng tốc

Agribank đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN nới “room” tín dụng, ngành nào hưởng lợi?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dong-luc-nao-giup-acb-mb-bank-ocb-tang-truong-tin-dung-tot-nhat-quy-2-194722.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Động lực nào giúp ACB, MB Bank, OCB tăng trưởng tín dụng tốt nhất quý 2?
POWERED BY ONECMS & INTECH