Thời gian qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giằng co khi chịu áp lực tăng nhiều hơn trong giai đoạn sau Tết.
Các chuyên gia phân tích nhận định, chênh lệch lãi suất USD/VND kéo dài và xu hướng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ khiến đồng bạc xanh vẫn hấp dẫn trong nửa đầu năm 2024.
Thời gian qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục giằng co khi chịu áp lực tăng nhiều hơn trong giai đoạn sau Tết. Các yếu tố tác động lên tỷ giá vừa qua cụ thể như các dữ liệu việc làm và lạm phát của Mỹ, lộ trình giảm lãi suất của Fed trong năm 2024.
>> Dự báo tỷ giá chỉ tăng khoảng 1,5% trong năm 2024
Tỷ giá USD trong nước hôm nay
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 10/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 6 đồng, hiện ở mức 23.996 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức 23.400-25.145 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra |
Tỷ giá USD trên thế giới trong tuần qua
Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 1,08%, xuống mức 102,74.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD giảm 0,03%, xuống mốc 103,83, trước loạt tin tức tuần này về ngân sách của Anh, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu, và dữ liệu việc làm của Mỹ. Hầu hết các cặp tiền tệ chính đều bị mắc kẹt trong phạm vi giao dịch gần đây, do các nhà giao dịch tránh đặt cược lớn trước hàng loạt sự kiện có khả năng tác động đến thị trường tiền tệ trong tuần này.
Biểu đồ biến động Chỉ số DXY trong tuần qua |
Ngày 6/3, đồng bạc xanh tiếp tục giảm nhẹ 0,05%, xuống mốc 103,78, sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ Mỹ giảm. Theo Viện Quản lý Cung ứng (ISM), tăng trưởng ngành dịch vụ của Mỹ đã chậm lại một chút trong tháng 2, trong bối cảnh việc làm sụt giảm.
Sang ngày 7/3, chỉ số DXY giảm 0,43%, xuống mốc 103,37 trong bối cảnh Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết tiến trình đưa lạm phát về mục tiêu 2% vẫn còn xa, mặc dù Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn dự kiến sẽ giảm lãi suất cơ bản vào cuối năm nay.
Đà giảm của đồng USD tiếp tục kéo dài tới ngày 8/3 với việc giảm 0,55%, xuống mốc 102,82 bởi tác động từ phát ngôn của Chủ tịch Fed vào ngày trước đó. Marc Chandler, chiến lược gia trưởng thị trường tại Bannockburn Global Forex cho rằng, nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư đối với các tài sản rủi ro hơn, bao gồm cả cổ phiếu, cũng gây áp lực lên đồng bạc xanh.
Đến ngày giao dịch cuối cùng của tuần, đồng USD giảm thêm 0,08%, xuống mốc 102,74, bởi loạt dữ liệu mới có khả năng tác động tới thời điểm cắt giảm lãi suất dự kiến vào tháng 6 của Fed. Cục Thống kê Lao động của Bộ Lao động Mỹ cho biết, trong báo cáo việc làm được công bố hôm 8/3, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng thêm 275.000 việc làm trong tháng trước. Trong khi đó, dữ liệu trong tháng 1 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 229.000 việc làm mới, thay vì 353.000 như báo cáo trước đó. Dữ liệu khác cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,9% trong tháng 2, sau khi giữ ở mức 3,7% trong 3 tháng liên tiếp.
>> Tỷ giá USD ngày 8/3: Lao dốc sau phát biểu của Chủ tịch Fed