Dự án điện khí 5,4 tỷ USD tại Huế có diễn biến mới
Dự án điện khí 5,4 tỷ USD tại Huế mới đây đã được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo tỉnh này đã có cuộc gặp với nhà đầu tư, đối tác của dự án Nhà máy điện khí Chân Mây LNG vào hôm 7/11.
Nhà máy điện này do Công ty cổ phần Chân Mây LNG đầu tư và phát triển, tọa lạc tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, có tổng công suất thiết kế lên đến 4.800MW, với mức đầu tư dự kiến khoảng 5,4 tỷ USD.
Nhà máy điện khí Chân Mây LNG được xem là dự án đặc thù và tiêu biểu của khu vực miền Trung, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống điện của khu vực mà còn tạo tiền đề xây dựng các chính sách khung, thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực hạ tầng và năng lượng tại Việt Nam.
Nhà máy điện khí Chân Mây LNG được xem là dự án đặc thù và tiêu biểu của khu vực miền Trung. Ảnh minh họa |
Theo Tạp chí Nhà Đầu Tư, dự án được đầu tư và phát triển bởi Công ty Cổ phần Chân Mây LNG, đây là một dự án điện độc lập (IPP), không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, hoạt động theo mô hình đầu tư, khai thác và bán điện dựa trên quy định của pháp luật về điện lực.
>> Địa ốc Hoàng Quân bắt tay hợp tác với nhiều đơn vị để triển khai loạt dự án NƠXH hơn 14.600 tỷ
Cơ cấu vốn của dự án gồm 60% vốn đầu tư từ Mỹ và 40% từ Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm từ 24 – 25 tỷ kWh.
Quá trình đầu tư được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng 3 tổ máy với tổng công suất 2.400MW, dự kiến vận hành thương mại trong giai đoạn 2024–2026. Giai đoạn 2 sẽ bổ sung thêm 2 tổ máy với tổng công suất 1.600MW, vận hành thương mại từ năm 2026–2028. Mỗi tổ máy dự kiến sản xuất trung bình 4.800 triệu kWh điện mỗi năm.
Một góc TP. Huế. Ảnh: Internet |
Trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021–2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Dự án điện khí LNG Chân Mây được xem là một trong những phương án phát triển nguồn điện và lưới điện của tỉnh, phù hợp với định hướng của Quy hoạch điện VIII.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, đơn vị này đã phối hợp với các bên liên quan hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu và thực hiện thủ tục bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải cấp điện áp từ 220kV trở lên.
Hiện nay, dự án đã được đưa vào danh mục Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải, cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan đến năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến 2050.
Tuy nhiên, theo Ban Quản lý, dự án điện khí LNG Chân Mây hiện chỉ được xem là một vị trí tiềm năng, được dự phòng cho các dự án bị chậm tiến độ hoặc không triển khai.
Thời gian thực hiện dự kiến vào giai đoạn 2031–2035, khi trữ lượng và tiến độ khai thác mỏ khí Kèn Bầu được xác định rõ.
Do đó, dự án hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư và chưa đủ điều kiện để xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thời gian tới, Ban Quản lý sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất phương án khả thi cho Dự án điện khí LNG Chân Mây tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, đảm bảo đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định hiện hành.
Theo báo VnExpress, nhà máy được thiết kế đặt tại vị trí chiến lược, nằm giữa bến cảng nước sâu và các mạch đường dây 500kV, trong khoảng cách dưới 10km.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dự án này có hiệu quả kinh tế và tính khả thi cao, hứa hẹn góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực cung cấp điện cho khu vực và cả nước.
Bên cạnh Dự án Nhà máy điện khí LNG, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng mong muốn các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Công ty Mitsubishi, nghiên cứu và mở rộng đầu tư vào Thừa Thiên - Huế trong các lĩnh vực thế mạnh khác như cảng biển và logistics.
>> NÓNG: Bắc Giang thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng gần 740 tỷ đồng
Sẽ hợp long cây cầu lớn nhất Vành đai 3 TP. HCM trước Tết Âm lịch 2025
Hải Dương sắp có cầu vượt sông gần 760 tỷ theo kiến trúc 'cánh cò'