Dự án khu công nghiệp tại tỉnh giàu nhất miền Tây được bổ sung thêm hơn 200ha đất chuyển đổi
Địa phương đặt mục tiêu trong giai đoạn 2025 - 2030 sẽ có thêm 28 cụm công nghiệp trên địa bàn với tổng số diện tích 1.808ha.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 219,44ha đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu công nghiệp Đông Nam Á (giai đoạn 2) trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, phù hợp với chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đúng quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, địa phương cần đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bóc tách sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thẩm định, kết quả thẩm định, sự đầy đủ, chính xác của các hồ sơ, tài liệu kèm theo và nội dung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án Khu công nghiệp Đông Nam Á (giai đoạn 2) trên địa bàn huyện Cần Giuộc đảm bảo theo đúng quy định; theo dõi và hướng dẫn thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nêu trên đúng quy định của pháp luật.
>> Chiêm ngưỡng cung đường ‘mạo hiểm’ nhất Tây Nguyên, dốc thẳng đứng lên đến 90 độ
Được biết, khu công nghiệp Đông Nam Á có diện tích quy hoạch 396ha, tọa lạc địa bàn xã Phước Vĩnh Đông và Tân Tập, huyện Cần Giuộc do CTCP Khu công nghiệp Long An làm chủ đầu tư. Giai đoạn 2 của dự án có diện tích 288ha, trong đó, xã Tân Tập 126ha, xã Phước Vĩnh Đông 162ha.
Khu vực miền Tây là tên gọi được nhiều người sử dụng khi nhắc đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tỉnh Long An là tỉnh án ngữ ở cửa ngõ vùng ĐBSCL, liền kề TP. HCM, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội.
Long An lọt danh sách 5 tỉnh giàu nhất miền Tây vào năm 2022.
Thu ngân sách năm 2023 của tỉnh Long An đạt ngưỡng 21.000 tỷ đồng và thu hút đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cùng thời kỳ được quy hoạch 72 KCN với tổng diện tích 3.839ha, được phân bổ trên địa bàn 12 huyện và TP. Tân An.
Cụ thể, địa phương có 18 cụm công nghiệp với diện tích 1.118,2ha đã đi vào hoạt động và 27 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.342ha hiện đang được triển khai thực hiện thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng cũng như xây dựng hạ tầng kỹ thuật; hiện có 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.808ha đang được quy hoạch mới đang kêu gọi và thu hút nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
>> Khu vực có diện tích bằng quận 1 TP. HCM sắp đổi diện mạo nhờ dự án hơn 72.000 tỷ đồng
Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Đông Nam Á
'Ông lớn' Big4 chi gần 2.800 tỷ đồng để một doanh nghiệp làm dự án khu công nghiệp tại Hậu Giang