Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

14-02-2023 07:05|Hồ Nga

Mang tiền đi cho vay, Đức Long Gia Lai đang phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nghìn tỷ đồng, phải đi đòi "lãi cho vay" hàng trăm tỷ đồng.

screenshot-2023-02-14-090819.jpg

Đức Long Gia Lai: Vẫn lãi gộp 322 tỷ đồng cả năm

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã chứng khoán DLG) công bố báo cáo tài chính quý 4 và kết quả kinh doanh năm 2022 với điểm nhấn khiến nhà đầu tư chú ý là khoản lỗ 504 tỷ đồng quý 4, nâng tổng lỗ cả năm lên 885 tỷ đồng. Đây là năm thứ 2 Đức Long Gia Lai lỗ khủng. Trước đó năm 2020 công ty từng báo lỗ 929 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế đến 31/12/2022 lến đến hơn 1.700 tỷ đồng.

Lỗ khủng đột biên của Đức Long Gia Lai khiến các nhà đầu tư chú ý. “Soi” báo cáo tài chính quý 4 của công ty, nhà đầu tư cũng đặt sự chú ý lên nguyên nhân dẫn tới số lỗ này.

Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

Báo cáo tài chính ghi nhận doanh thu cả năm 2022 của Đức Long Gia Lai đạt 1.346 tỷ đồng, giảm 12,8% so với năm 2021. Trong khi đó chi phí vốn giảm sâu hơn, đến 18,4% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 322 tỷ đồng, vẫn tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh vẫn ghi nhận số lãi gộp 322 tỷ đồng cả năm. Trong cơ cấu doanh thu của Đức Long Gia Lai, tỷ trọng lớn nhất thuộc về doanh thu bán linh kiện điện tử, đạt hơn 864 tỷ đồng cả năm, chiếm khoảng 64% tổng doanh thu nhưng vẫn giảm khoảng 21% so với năm 2021. Mảng bán linh kiện điện tử cũng là mảng mang lại lợi nhuận gộp lớn cho công ty.

Đức Long Gia Lai được thành lập năm 1995 từ một doanh nghiệp chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Sau thời gian phát triển, Đức Long Gia Lai dần mở rộng, nhiều lần tái cấu trúc, trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề. Năm 2016 lấn sân sang cả lĩnh vực bất động sản. Trong cơ cấu doanh thu cả Đức Long Gia Lai còn có khoản thu phí BOT, đạt quanh quanh mức 100 tỷ đồng mỗi quý, tương ứng khoảng hơn 400 tỷ đồng cả năm. Đây cũng là mảng kinh doanh mang lại số lãi gộp khoảng 50-60%/quý – tương ứng khoảng 200-240 tỷ đồng lợi nhuận gộp mỗi năm. Số còn lại đến từ doanh thu bán điện thương phẩm, từ bán đá, bán gỗ.

Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

Đức Long Gia Lai: Gánh nặng chi phí lãi vay, đã có lô trái phiếu quá hạn trả gốc/lãi

Trong năm 2022 Đức Long Gia Lai ghi nhận khoản chi phí tài chính 421 tỷ đồng, giảm 15,3% so với cùng kỳ, trong đó có gần 355 tỷ đồng là chi phí lãi vay. Tổng nợ phải trả của Đức Long Gia Lai đến 31/12/2022 gần 4.500 tỷ đồng, giảm hơn 250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.125 tỷ đồng (giảm 110 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 1.845 tỷ đồng (giảm gần 110 tỷ đồng so với đầu năm).

Trong khoản vay ngắn hạn 1.125 tỷ đồng của Đức Long Gia lao, có 477 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trả, 440 tỷ đồng vay ngân hàng dài hạn đến hạn trả, số còn lại là vay ngân hàng ngắn hạn.

Chủ nợ lớn nhất của Đức Long Gia Lai đang là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng hoán BID) với tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn hơn 1.700 tỷ đồng, trong đó có 1.400 tỷ đồng nợ dài hạn.

BIDV còn là đơn vị thu xếp cho các lô trái phiếu của Đức Long Gia Lai tổng giá trị còn lại hơn 477 tỷ đồng – đây đều là các lô trái phiếu đã đến hạn trả. Mới đây, tháng 1/2023 Đức Long Gia Lai công bố thông tin về tình hình thanh toán gốc và lãi cho lô trái phiếu mã 30122017-01 đáo hạn vào 30/12/2022 nhưng công ty chưa có khả năng trả. Đức Long Gia Lai cho biết đang đàm phán thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả gốc/lãi theo quy định.

Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

Đức Long Gia Lai: Góc nhìn từ khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 866 tỷ đồng và phải thu về cho vay 1.270 tỷ đồng

Nói đến nợ, phải xem đến tài sản. Tổng tài sản đến 31/12/2022 đạt 5.900 tỷ đồng, giảm 1.170 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó tài sản ngắn hạn 1.935 tỷ đồng và tài sản dài hạn gần 4.000 tỷ đồng.

Tài sản ngắn hạn ghi nhận tiền và tương đương tiền còn 119 tỷ đồng và khoản tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 12 tháng trị giá 50 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 866 tỷ đồng thì có đến hơn 524 tỷ đồng là phải thu của 2 khách hàng cá nhân: ông Lý Trần Tiến (391 tỷ đồng) và ông Nguyễn Tuấn Vũ (133 tỷ đồng). Các khoản này đã tồn tại từ trước đó và vẫn tồn tại đến cuối năm 2022.

Ngoài ra Đức Long Gia Lai còn có khoản “phải thu về cho vay” 1.270 tỷ đồng (tăng 430 tỷ đồng so với đầu năm), trong đó cũng có những khoản cho vay đã tồn tại từ lâu như “các đối tượng khác” 386 tỷ đồng; như Công ty TNHH MTV Phạm Linh Gia Lai 337 tỷ đồng; như của Công ty Vạn Gia Long 144 tỷ đồng, của khách hàng Vũ Văn Tin (66 tỷ đồng) và các đối tượng khác 165 tỷ đồng…

Giá trị hàng tồn kho đến cuối năm còn gần 270 tỷ đồng, giảm 130 tỷ đồng so với đầu năm.

Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

Đức Long Gia Lai: Nhìn từ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hơn 1.100 tỷ đồng

Phải đi vay ngân hàng, gánh lãi cao, Đức Long Gia Lai lại có hàng nghìn tỷ đồng cho vay. Thuyết minh báo cáo tài chính cho biết công ty đang có khoản “phải thu về các bên liên quan” trong đó có khoản phải thu về lãi cho vay 421 tỷ đồng (tăng xấp xỉ 200 tỷ đồng so với đầu năm”. Đi vay ngân hàng chịu lãi, còn mang tiền cho các bên vay thì lại đi “đòi tiền lãi”.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính của Đức Long Gia Lai còn ghi nhận tình hình biến động nợ phải thu khó đòi lên đến 1.122 tỷ đồng (tăng hơn 810 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm), trong đó riêng trích lập dự phòng bổ sung 872 tỷ đồng trong năm nay.

Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cả năm 965 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ, tương ứng tăng 845 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, mà cấu thành chi phí này phần lớn tăng do trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn, khó đòi. Riêng quý 4/2022 Đức Long Gia Lai đã trích lập 491 tỷ đồng cho khoản này, ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tính đến 31/12/2022 Đức Long Gia Lai đã lỗ lũy kế hơn 1.700 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn hơn 1.400 tỷ đồng trong đó vốn góp chủ sở hữu gần 3.000 tỷ đồng.

Mang tiền đi cho vay, Đức Long Gia Lai đang phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nghìn tỷ đồng, phải đi đòi "lãi cho vay" và vẫn phải gánh khoản chi phí lãi vay hàng trăm tỷ đồng.

Đức Long Gia Lai: Giá cổ phiếu đang ở mức "ly trà đá"

Trên thị trường cổ phiếu DLG đang rơi vào diện bị cảnh báo từ tháng 4/2022 đến nay. Giá cổ phiếu DLG hiện tại cũng chỉ ở mức “ly trà đá”, quanh mức 2.200 đồng/cổ phiếu. Mức giá này đã giảm từ vùng giá 9.400 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm 2022.

Còn từ đầu năm 2023 đến nay DLG vẫn quanh quanh vùng giá trên dưới 2.200 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy thanh khoản thị trường rất lớn, hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ

Cổ phiếu đại gia phố núi Gia Lai vào diện kiểm soát

Dự án điện mặt trời của TTA, LCG, DLG hưởng giá FIT ưu đãi không đúng quy định

Bộ ba cổ phiếu ‘họ’ Gia Lai: HAG, DLG, QCG cùng nhau phi mã

Bài thuộc chủ đề KẾT QUẢ KINH DOANH 2022
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/duc-long-gia-lai-lo-dam-nam-2022-goc-nhin-tu-khoan-no-bidv-1700-ty-dong-va-trich-lap-du-phong-hang-tram-ty-169304.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Đức Long Gia Lai lỗ đậm năm 2022: Góc nhìn từ khoản nợ BIDV 1.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng hàng trăm tỷ
POWERED BY ONECMS & INTECH