Gần 230.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn từ đầu năm

27-12-2023 14:44|Quốc Trung

Năm 2022 chứng kiến tín hiệu lạc quan hơn đối với hoạt động huy động vốn trái phiếu của nhóm bất động sản. Tuy nhiên, thị trường địa ốc chưa thực sự khởi sắc và lượng trái phiếu chậm thanh toán gốc, lãi vẫn còn cao

CTCP Chứng khoán MB (MBS) vừa cập nhật báo cáo về thị trường trái phiếu tháng 12 với nhiều thông số đáng chú ý.

TPBank phát hành nhiều nhất, lãi suất cao nhất thuộc về Vinhomes

Dữ liệu từ MBS cho biết, tính đến ngày 22/12, tổng giá trị trái phiếu phát hành thành công trong tháng 12 ước đạt hơn 16.700 tỷ đồng - tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng giảm đáng kể hơn 57% so với tháng trước. 79% trong số này đến từ nhóm ngân hàng, lãi suất trung bình từ 5,1-7,5%/năm. Riêng TPBank đã ghi nhận giá trị phát hành gần 6.300 tỷ đồng.

Theo MBS, lãi suất phát hành của nhóm ngân hàng có xu hướng nhích lên trong tháng 12 sau nhiều tháng giảm điểm có thể là một dấu hiệu cho thấy lãi suất huy động của ngân hàng khó giảm thêm nữa.

Lãi suất cao nhất trong tháng là 12% được ghi nhận từ đợt huy động 2.000 tỷ đồng của CTCP Vinhomes (Mã VHM).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản "ấm" dần

Lũy kế 12 tháng, các doanh nghiệp đã phát hành 268.000 tỷ đồng trái phiếu - tương đương cùng thời điểm năm trước; lãi suất bình quân là 8,3% so với mức 7,9% YoY. Đáng chú ý, 51% giá trị phát hành đến từ nhóm ngân hàng (lãi suất trung bình là 6,7%/năm, kỳ hạn bình quân 4,8 năm).

Nhóm bất động sản phát hành tổng cộng 77.100 tỷ đồng - tăng 15% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 29%; lãi suất và kỳ hạn huy động trung bình là 9,9%/năm và 2,4 năm.

Doanh nghiệp tăng tốc mua lại trái phiếu trước hạn

Chứng khoán MBS thông tin, trong tháng 12, giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ước khoảng hơn 21.200 tỷ đồng - tăng 94% so với tháng trước.

Gần 230.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn từ đầu năm

Lũy kế từ đầu năm, 227.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn - tương đương mức cùng kỳ trong đó 49% tổng giá trị mua lại đến từ nhóm ngân hàng; xếp sau có bất động sản và xây dựng, lần lượt là 14% và 13%.

Tính đến ngày 22/12, đã có khoảng 103 doanh nghiệp thông báo về việc chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu với tổng giá trị ước tính gần 193.000 tỷ đồng - tương đương gần 19% dư nợ toàn thị trường (nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng 70%).

>> LPBank muốn huy động 8.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ cuối năm

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Chồng bà Trương Mỹ Lan không kháng án, Trương Huệ Vân xin giảm hình phạt

Lộ diện quốc gia châu Á là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, siêu cường Trung Quốc, Anh chỉ theo sau

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gan-230000-ty-dong-trai-phieu-doanh-nghiep-duoc-mua-lai-truoc-han-tu-dau-nam-217367.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gần 230.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn từ đầu năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH