Dù vẫn thấp hơn 20 - 30% so với đỉnh song nỗ lực của thị trường chứng khoán đã giúp hàng trăm cổ phiếu phục hồi mạnh; có thể kể đến HPG, NVL, PDR, DHT, BMP, KDH, ITA, VCB,...
Nhìn lại giai đoạn thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 11/2022, VN-Index rơi từ 1.524 về 874 điểm. Con sóng đầu cơ rút đi đã kéo hàng trăm cổ phiếu về dưới mệnh giá (10.000 đồng) với không ít tên tuổi đình đám. Số lượng cổ phiếu “trà đá” (dưới 3.000/cp) cũng tăng vọt.
Thống kê tại thời điểm kết phiên 15/11/2022 (trước khi VN-Index tạo đáy), toàn thị trường ghi nhận hơn 700 cổ phiếu dưới mệnh giá - chiếm gần một nửa tổng số mã chứng khoán đang hiện diện trên thị trường. Rất nhiều gương mặt lớn như VND, MBS, SHS,... của nhóm chứng khoán; LPB, SHB,... của nhóm ngân hàng; HSG, NKG, SMC, POM,... của nhóm thép; DXG, CEO, LDG,... nhóm bất động sản đã về dưới mệnh giá.
Các mã có quân số cổ đông lớn trên thị trường như NVL, DIG, PDR, HPG cũng từng rơi về sát 10.000 đồng/cp trước khi đảo chiều hồi phục.
Diễn biến giá cổ phiếu NVL (xanh), HPX (đỏ) và PDR (vàng) |
Trong khi đó, số lượng cổ phiếu “trà đá” tăng gấp 3 lần thời điểm đầu năm 2022 (đạt 186 mã) với rất nhiều cái tên đáng chú ý như họ FLC (ART, AMD, HAI, ROS, KLF), họ Louis (BII, TGG), ITA, HQC, LDG, AMV, NSH, APG, VKC, QBS, HAR, TNI, DLG,... Các mã trên đều từng tăng rất mạnh trong giai đoạn nửa cuối năm 2021 và tạo đỉnh hồi đầu tháng 1/2022 khi thị trường bùng nổ.
Chiều ngược lại, số lượng cổ phiếu thị giá 3 chữ số cũng giảm mạnh sau nửa năm sóng gió; những "siêu chiến hạm" như L14, THD, DGC, RAL, FRT, DGW, MWG, MSN, DHG, VCS, CTD, SSH, MCH, SCS, NTC, SIP, WCS,... đều bị "đánh đắm" trong đó L14 và THD giảm hơn 90% tại thời điểm tạo đáy.
Xem thêm: FLC - Louis - APEC: Cuộc hội ngộ của những họ cổ phiếu cỏ
Hơn 7 tháng sau....
Kết phiên giao dịch ngày 30/6, VN-Index đứng mức 1.120,2 điểm; HNX-Index đạt 227,3 điểm và UPCoM-Index đứng mốc 86 điểm. Tính từ đầu năm, các chỉ số lần lượt tăng 11,2%, 10,7% và 20%.
Đến thời điểm hiện tại, dù vẫn thấp hơn 20 - 30% so với đỉnh song nỗ lực của thị trường chứng khoán đã giúp hàng trăm cổ phiếu phục hồi mạnh; có thể kể đến HPG, NVL, PDR, DHT, BMP, KDH, ITA, VCB,...
Hơn 40% cổ phiếu trên thị trường giao dịch dưới lệnh giá: "Trận đánh" năm 2022 vẫn để lại nhiều tổn thương cho hàng vạn cổ đông khi trên toàn thị trường hiện vẫn còn 693 mã chứng khoán giao dịch dưới mệnh giá. Trong số này có 176 mã thuộc nhóm hàng hóa chủ chốt, 100 cổ phiếu nhóm nguyên vật liệu (sát thép, xi măng, than, khai khoáng,...); 56 cổ phiếu bất động sản,...
Những gương mặt đáng chú ý có thể kể đến HQC, ITA, HAG, HNG, DXS, QCG, TCH, HHS, LDG, HPX, DLG, ABS, DL1, IBC, HCD, MST, FIT, OCH, DDG, TEG, TDG, EVG, PTL,...
Bộ đôi TCH - HHS nhà Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ (2 mã từng lọt rổ VN30) đang giao dịch ở các mức 8.890 đồng/cp và 4.780 đồng/cp.
Các cổ phiếu HPX - IBC sau chuỗi giảm sàn cuối năm 2022 trước làn sóng bán giải chấp hiện vẫn chưa thể phục hồi. Bộ 3 APS - API - IDJ của nhóm APEC Group sau cú giảm 40 - 45% tuần qua cũng đã rơi về dưới mệnh giá. Cùng thời điểm, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai giảm 23% về mức 8.230 đồng.
Hạm đội cổ phiếu Sông Đà, Lilama cũng đóng góp nhiều đại diện trong nhóm dưới mệnh giá.
HQC - mã cổ phiếu được giao dịch nhiều thứ 3 sàn chứng khoán năm 2022 hiện chỉ còn giá 4.250 đồng/cp - giảm 60% sau 18 tháng. Tại ĐHCĐ thường niên 2023, ông Trương Anh Tuấn từng nhấn mạnh giá cổ phiếu HQC sẽ tăng từ đây đến năm 2024.
Trong khi đó, hệ sinh thái FLC đã trở thành dĩ vãng khi lần lượt bị đình chỉ giao dịch/hủy niêm yết trên sàn.
163 cổ phiếu giá "trà đá": Toàn thị trường có 307 cổ phiếu giao dịch dưới mức 5.000 đồng/cp (các mã tiêu biểu có IBC, HPX, HQC, LHM, HHS, TDG, DAH, DL1, PXT,...); trong số này, có 163 cổ phiếu giao dịch từ 3.000 đồng trở xuống.
21 cổ phiếu trên 100.000 đồng: Ở chiều ngược lại, thị trường hiện ghi nhận 21 mã chứng khoán có giá từ 100.000 đồng/cp trở lên trong đó sàn HOSE có VCB, VCF, SAB, RAL, PDN, GAB và DHG; HNX có DP3, HHC, SLS, VE4 và WCS.
Sàn UPCoM đóng góp 11 cái tên trong đó cú bứt tốc 73 lần chỉ sau hơn 2 tháng của XDC đã giúp mã trở thành cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán với 999.000 đồng/cp - vượt mặt VNZ (giá 720.000 đồng). Tuy nhiên, các con số này không đem đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp và cơ hội cho nhà đầu tư trên thị trường.
Diễn biến giá cổ phiếu XDC (xanh) và VNZ (vàng) |
Xem thêm: Chạy hệ thống KRX, nhà đầu tư chứng khoán sắp được giao dịch T+0?
VN-Index giằng co vùng 1.250 điểm, dòng tiền tìm nơi 'trú ẩn'
Nhận định chứng khoán 3/12: Nhiều CTCK đồng thuận VN-Index hướng lên các kháng cự cao hơn