Sức khoẻ

Gạo nếp ngon, bổ dưỡng nhưng ‘cực độc’ với 4 nhóm người này

Nhật Linh 24/01/2024 06:01

Những nhóm người này nên hạn chế ăn gạo nếp vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo nếp chứa nhiều proteinchất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể (trong 100g gạo nếp cung cấp 344 kcal, gần tương đương với gạo tẻ).

Gạo nếp chứa nhiều protein và chất béo

Gạo nếp chứa nhiều protein và chất béo

Bên cạnh đó, do thành phần có độ dẻo cao nên khi cùng ăn một bát cơm nếp và một bát cơm tẻ, người ăn có cảm giác no lâu hơn. Vì thế, gạo nếp thường được sử dụng để làm các loại bánh có độ kết dính cao như bánh chưng, bánh giầy, xôi, chè và làm đồ ăn để dự trữ khi đi xa.

Trong Đông y, bên cạnh công dụng là thực phẩm thông thường, gạo nếp còn được dùng để chữa các chứng suy nhược cơ thể; đi ngoài phân lỏng; rối loạn bài tiết mồ hôi; lợm giọng, nôn mửa, viêm loét dạ dày, tá tràng.

Dù gạo nếp và các món từ gạo nếp như xôi có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 4 nhóm người "đại kỵ" với gạo nếp.

Người bị đau dạ dày

Gạo nếp, các loại đậu, lạc tuy lành tính nhưng nó có thể gây ra tình trạng đầy bụng, ợ chua, khó chịu. Bởi khi bị bệnh dạ dày, lượng enzyme tiêu hóa cũng như axit dạ dày không ổn định sẽ gây cản trở cho quá trình tiêu hóa thực phẩm giàu tinh bột như gạo nếp và sinh ra tình trạng khó tiêu.

Bên cạnh đó, các nguyên liệu khác của xôi như hành, tỏi, tiêu... cũng sẽ khiến người bị bệnh dạ dày không được thoải mái. Do đó, khi đã bị bệnh dạ dày, bạn nên hạn chế ăn các món làm từ gạo nếp như xôi.

Khi đã bị bệnh dạ dày, bạn nên hạn chế ăn các món làm từ gạo nếp

Khi đã bị bệnh dạ dày, bạn nên hạn chế ăn các món làm từ gạo nếp

Người bị tăng cân

Trong 100g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều cơm nếp khiến nhiều người bị tăng cân nhanh chóng.

Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng.

Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ

Những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều. Do vậy, thức ăn có chất dẻo nhiều, khó tiêu càng làm tình trạng nặng thêm.

Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

Phụ nữ mang bầu

Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp nói chung và các món xôi thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai.

Phụ nữ có thai chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải

Phụ nữ có thai chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải

Tuy vậy, các bà bầu chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải. Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao. Do đó, bà bầu ăn gạo nếp nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường lúc thai kỳ.

>> Ăn trứng thế nào là đúng cách và tốt cho sức khoẻ?

Loại củ xù xì nhưng giá trị dinh dưỡng cao gấp 1,5 lần khoai tây, giúp ngăn ngừa khối u, kéo dài tuổi thọ

4 loại rau củ bổ dưỡng nhưng không dành cho người tiểu đường

6 loại thực phẩm là 'rau giả', chứa nhiều tinh bột ngang gạo, dễ gây tăng cân, béo phì

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/gao-nep-ngon-bo-duong-nhung-cuc-doc-voi-4-nhom-nguoi-nay-d115421.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Gạo nếp ngon, bổ dưỡng nhưng ‘cực độc’ với 4 nhóm người này
POWERED BY ONECMS & INTECH