Quốc tế

Gặt hái nghìn tỷ nhờ ý tưởng 'mua tận gốc, bán tận ngọn'

Hạ Thảo 15/05/2024 - 08:21

Một chàng trai trẻ mạo hiểm thế chấp nhà của bố mẹ để vay tiền thành lập thương hiệu thời trang và đã gặt hái được “quả ngọt” nghìn tỷ nhờ ý tưởng kinh doanh độc đáo.

Câu chuyện về chàng trai người Mỹ Matt Scanlan cùng người bạn Diederik Rijsemus và thương hiệu quần áo Naadam giống như một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu từ việc nảy ra ý tưởng kinh doanh đến tìm nguồn vốn để khởi nghiệp.

Trong một chuyến du lịch vào năm 2013, Matt Scanlan và người bạn Diederik Rijsemus tình cờ đi lạc đến vùng cao nguyên Mông Cổ, nơi người dân chăn rất nhiều dê và lấy lông dê làm len. Matt Scanlan đã tìm hiểu về việc buôn bán len và nảy ra ý tưởng kinh doanh: mua lông dê giá rẻ từ Mông Cổ, sau đó sản xuất len cashmere và bán cho các thương hiệu may mặc với giá cao.

Từ số tiền nhỏ kiếm được ban đầu, Matt Scanlan và Diederik Rijsemus đã thành lập thương hiệu quần áo Naadam với các sản phẩm sản xuất từ sợi len cashmere.

Screen+Shot+2020 06 01+at+11.47.50+AM.png
Matt Scanlan, đồng sáng lập của Naadam.

Ban đầu, cả Matt Scanlan và Diederik Rijsemus đều không có kinh nghiệm cũng như vốn liếng để khởi nghiệp, nên mặc dù có thể “nhập tận gốc, bán tận ngọn” nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn không nhiều nên lượng hàng nhập rất ít, trừ đi chi phí vận chuyển và chi phí khác số tiền lãi rất ít.

Để có vốn nhập hàng, Matt Scanlan mạnh dạn đề nghị bố mẹ thế chấp căn nhà cả gia đình đang ở để vay tiền. Cha mẹ Matt Scanlan đã đồng ý dùng căn nhà của họ làm tài sản thế chấp cho khoản vay 2,5 triệu USD.

Matt Scanlan và Diederik Rijsemus đã dùng toàn bộ số tiền đó để mua 50 tấn sợi lông dê chưa qua chế biến, sau đó gửi số lông dê này đến Bắc Kinh, Trung Quốc xử lý ban đầu. Điều này giúp vừa đơn giản hóa việc vận chuyển hàng cồng kềnh, vừa tìm được cơ sở sơ chế với chi phí rẻ. Sau đó, chúng được gửi đến Italia, nơi một bên thứ ba kéo chúng thành sợi.

Để tránh rủi ro khi phải tích hàng quá lâu cũng như để trả nợ thế chấp, Matt Scanlan và Diederik Rijsemus bán phần lớn thành phẩm sau khi sơ chế để trả hết nợ. Phần hàng còn lại họ đã dùng để sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh và mang đi bán lẻ.

Trong những ngày đầu ra mắt sản phẩm, Matt Scanlan và Diederik Rijsemus đã phải rong ruổi khắp nơi để giới thiệu sản phẩm, tích lũy những đồng lãi ít ỏi đầu tiên. Dần dần, sản phẩm của họ được nhiều nơi đón nhận vì chất lượng tương đương với sản phẩm của những thương hiệu lớn mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

960x0.png
Naadam tự tin sản xuất ra những sản phẩm từ len cashmere tốt nhất thế giới nhưng có giá thành phù hợp.

Vào năm 2018, Naadam đã đăng trực tuyến một video dài ba phút, trình bày chi tiết về quá trình họ làm nên sản phẩm, từ việc bị lạc đến cơ hội tìm ra ý tưởng kinh doanh và con đường lập nghiệp đầy khó khăn của họ. Video thu hút hơn 35 triệu lượt xem trong thời gian ngắn - một kết quả đáng kinh ngạc cho một video không được quảng bá nhiều.

Matt Scanlan nhận xét: “Video đó đã quyết định thành công của Naadam trong một thời gian dài”. Video quảng cáo đã thành công vì thể hiện được hành trình và sứ mệnh mà những người sáng lập theo đuổi. Hiện nay, Naadam vẫn sử dụng video tự sản xuất như một hình thức quảng bá cho thương hiệu của mình.

Nhờ vậy, sản phẩm của Naadam được nhiều nhà đầu tư biết đến, thậm chí nhận được nguồn vốn hơn 50 triệu USD từ các nhà đầu tư như công ty cổ phần tư nhân Vanterra Capital.

Sản phẩm của Naadam được ưa chuộng không chỉ do chất lượng tốt, giá thành rẻ mà mẫu mã còn rất phong phú và đa dạng, đáp ứng được thị hiếu của nhiều thành phần khách hàng. Năm 2022, Naadam đã mang về doanh thu hơn 100 triệu USD (gần 2.600 nghìn tỷ đồng).

Mặc dù Matt Scanlan nói rằng thành công của Naadam là nhờ may mắn, bao gồm cả việc cha mẹ anh sẵn sàng dùng căn nhà của họ làm tài sản thế chấp cho một doanh nghiệp không có gì đảm bảo sẽ thành công. Nhưng ai cũng biết rằng, thành công của Naadam cũng như bản thân Matt Scanlan và người bạn đồng hành của mình là sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì không mệt mỏi và sự mạo hiểm hiếm ai có được.

>> ‘Cỗ máy kiếm tiền’ nổi tiếng Trung Quốc: Từ người ăn cháo miễn phí suốt 4 năm thành ‘ông trùm’ sở hữu 332 nghìn tỷ, nhiều ông lớn trong ngành phải nể

Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ 'gen Z' dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Nữ sinh Việt 20 tuổi đã được... mời làm sếp, kiếm 100 triệu đồng/tháng, từng khởi nghiệp từ khi học lớp 7

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/gat-hai-nghin-ty-nho-y-tuong-mua-tan-goc-ban-tan-ngon-2280681.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gặt hái nghìn tỷ nhờ ý tưởng 'mua tận gốc, bán tận ngọn'
    POWERED BY ONECMS & INTECH