Giá cước vận tải biển giảm về mức trước COVID, chuỗi cung ứng toàn cầu được "cởi trói"

08-09-2022 11:43|Băng Di

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng gia làm gia tăng lạm phát.

Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu trong hơn 2 năm của đại dịch Covid-19 là "bước đệm" cho lạm phát tăng cao tại hầu hết các nước trên thế giới.

Do vậy, buộc các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải đột ngột thay đổi lập trường chính sách của họ: từ lãi suất thấp và nới lỏng định lượng hỗ trợ thị trường để tăng mạnh chi phí đi vay và giảm hàng nghìn tỷ đô la mua tài sản.

Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên đã trực tiếp nâng lạm phát lên mức cao nhất trong 40 năm ở Hoa Kỳ, là sự gia tăng trong nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén đối với hàng hóa sản xuất, chủ yếu từ Trung Quốc, trong bối cảnh xã hội bị rối loạn và khóa cửa để ngăn chặn đại dịch trong những ngày đầu vẫn còn lớn.

Sự kết hợp của hai yếu tố: sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sự chuyển đổi nhu cầu từ dịch vụ sang hàng hóa sản xuất - đã khiến lạm phát ở Mỹ tăng vọt lên 9% vào tháng 6/2022 trước khi giảm xuống 8,5% vào tháng 7 so với một năm trước.

anh-chup-man-hinh-2022-09-08-luc-10.42.47.png

Giá cước vận tải dọc các tuyến đường chính trên toàn cầu đã giảm mạnh trong sáu tháng qua cho thấy nhu cầu tăng đột biến đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc có thể giảm bớt và sẽ ít xảy ra tình trạng tắc nghẽn tàu thuyền tại các cảng chờ tải hàng hóa cho thế giới. Nguồn cung tàu thuyền thắt chặt do tắc nghẽn cảng đã góp phần làm tăng cước vận tải trong thời kỳ đại dịch.

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng container 40 ft từ Thượng Hải đến Los Angeles đã giảm từ mức cao nhất 12.000 USD vào cuối năm 2021 xuống còn khoảng 6.000 USD vào thời điểm hiện nay - mức giảm đáng kinh ngạc 50% trong khoảng thời gian khoảng 6 tháng (Hình 1) .

Giá cước trung bình khoảng 1.500 USD cho đến cuối năm 2021 khi thông tin đầu tiên về đại dịch xuất hiện ở Trung Quốc bắt đầu lan rộng khắp thế giới. Từ tháng 6/2021 đến cuối năm 2021, giá cước đã tăng theo cấp số nhân lên hơn 10.000 USD cho mỗi container 40 ft.

Một số mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu chính của Hoa Kỳ trong năm 2021 bao gồm thiết bị điện và điện tử, máy móc, đồ chơi, đồ nội thất và nhựa. Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, có sự gia tăng đáng kể trong việc tu sửa nhà cửa ở Mỹ, với các vật liệu chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tăng ổn định trong chi tiêu giải trí

Đã có những dấu hiệu cho thấy, sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, vốn chiếm gần 70% hoạt động kinh tế ở Mỹ, với việc nới lỏng các hạn chế về đại dịch và nối lại các hoạt động công cộng.

Ngay trước khi có tin tức về đại dịch bùng phát vào cuối năm 2019, chi tiêu cho giải trí ở Mỹ là khoảng 60 tỷ USD vào tháng 1/2020. Con số này giảm mạnh xuống còn 24 tỷ USD vào tháng 4/2020 khi đại dịch bắt đầu kìm hãm hoạt động, trước khi phục hồi lên mức cao nhất là 50 tỷ USD trong tháng 6/2021. Đến tháng 7/2021, chi tiêu của người tiêu dùng trong lĩnh vực này đã tăng trở lại, ở mức 58 tỷ USD, nhưng vẫn tụt hậu so với mức cao được thiết lập vào tháng 1 năm 2020 (Hình 2).

anh-chup-man-hinh-2022-09-08-luc-10.48.45.png

Chi tiêu giải trí dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng theo xu hướng và cũng trong bối cảnh tiền lương theo giờ tăng hơn 5% một năm do thị trường lao động thắt chặt. 

Bên cạnh đó, tổng chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa đã tăng đều đặn từ những ngày đầu của đại dịch, từ 4,56 tỷ USD lên hơn 5 tỷ USD vào tháng 1/2021 và đạt đỉnh tại 5,97 tỷ USD vào tháng 6, trước khi giảm nhẹ vào tháng 7, theo dữ liệu từ Cục Phân tích kinh tế (Hình 3).

anh-chup-man-hinh-2022-09-08-luc-10.52.37.png

Bất kỳ sự suy giảm nào nữa trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể có tác động đáng kể đối với thị trường hàng hóa, bao gồm ngũ cốc, dầu và kim loại.

Với bối cảnh “u ám và bất định” , kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Mặc dù kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới cũng suy giảm, nhưng điều này có tác động không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản… nên dù rơi vào suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này.

foreign-currency-exchange-600x400.jpeg

Thêm nữa, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của các nước trên thế giới không lớn nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn do hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định. 

Trong thời gian tới, dòng vốn FDI có chất lượng sẽ đổ vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí chính xác. 

Điều đáng nói, kể từ khi Fed tăng lãi suất, chỉ có 4.600 tỷ đồng vốn rút ròng từ đầu năm đến nay ra khỏi thị trường Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng kể, ảnh hưởng đến huy động các dòng vốn, uy tín quốc gia, giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

Đặc biệt, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, do vậy khi Fed tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD tăng không nhiều. 

- Chi phí vận chuyển Trung Quốc-Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của đại dịch.

- Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng gia làm gia tăng lạm phát.

- Chi tiêu giải trí của Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng mạnh trở lại.

- Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giá hàng hóa

Đất nước nào tại Đông Nam Á sẽ nhận "kết đắng" nếu Mỹ suy thoái nặng nề?

‘Bệnh X’ bí ẩn bùng phát, một loạt quốc gia châu Á cảnh báo: Liệu có tái diễn kịch bản Covid-19?

Việt Nam sẽ có bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm hàng đầu với quy mô 1.000 giường bệnh, mở ra cơ hội phát triển dịch vụ y tế chất lượng cao

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cuoc-van-tai-bien-giam-sau-gan-ve-muc-truoc-dai-dich-kinh-te-the-gioi-coi-troi-khoi-gian-doan-chuoi-cung-ung-lao-dao-147726.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá cước vận tải biển giảm về mức trước COVID, chuỗi cung ứng toàn cầu được "cởi trói"
    POWERED BY ONECMS & INTECH