Doanh nghiệp

Giá điện sinh hoạt bậc cao nhất tăng lên 3.460 đồng/kWh

Tâm An 09/05/2025 - 20:36

Sau khi tăng, giá điện sinh hoạt bậc thấp nhất có giá 1.984 đồng/kWh và bậc cao nhất là 3.460 đồng/kWh.

Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ gần 2.103,12 đồng/kWh lên gần 2.204,07 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Theo quyết định quy định về giá bán điện của Bộ Công Thương ngày 9/5, giá bán lẻ điện sinh hoạt có 6 bậc, gồm:

Bậc 1: Cho kWh từ 0-50 có giá 1.984 đồng/kWh.

Bậc 2: Cho kWh từ 51-100 có giá 2.050 đồng/kWh.

Bậc 3: Cho kWh từ 101-200 có giá 2.380 đồng/kWh.

Bậc 4: Cho kWh từ 201-300 có giá 2.998 đồng/kWh.

Bậc 5: Cho kWh từ 301-400 có giá 3.350 đồng/kWh.

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên có giá 3.460 đồng/kWh.

Sau khi giá điện được điều chỉnh tăng hơn 100 đồng/kWh, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, các hộ sử dụng dưới 50 kWh (chiếm 10,55% số hộ sinh hoạt), số tiền điện tăng khoảng 4.550 đồng/hộ/tháng.

Đối với nhóm khách hàng sử dụng từ 51-100 kWh (chiếm 13,98% số hộ sinh hoạt), mức tăng tiền điện khoảng 9.250 đồng/hộ/tháng.

Đối với nhóm khách hàng sử dụng từ 101-200 kWh (chiếm 32,79% số hộ sinh hoạt, đang là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tăng tiền điện khoảng 20.150 đồng/hộ/tháng.

Đối với nhóm khách hàng sử dụng điện từ 201-300 kWh (chiếm 19,33% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 33.950 đồng/hộ/tháng.

Đối với khách hàng sử dụng điện từ 301-400 kWh (chiếm khoảng 9,89% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 49.250 đồng/hộ/tháng.

Đối với khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh trở lên (chiếm khoảng 13,45% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng.

dien luc binh duong hoang giam 21 94177.jpg
Giá bán lẻ điện sinh hoạt được điều chỉnh tăng từ ngày 10/5. Ảnh: Hoàng Giám

Trao đổi chiều 9/5 về mức giá mới này, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN, cho rằng "đây là mức tăng vừa phải" sau khi đã tính toán tất cả các yếu tố tác động.

Dẫn số liệu đánh giá của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, lãnh đạo EVN cho hay việc điều chỉnh giá điện lần này dự kiến làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 tăng khoảng 0,09%.

Mức tăng này, theo ông Lâm, đã cân nhắc trên cơ sở chi phí đầu vào, chi phí biến động và sự chi trả của người dân và doanh nghiệp để đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội về vấn đề tiền điện hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 28 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng.

Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách (áp dụng theo Quyết định 2699 ngày 11/10/2024 của Bộ Công Thương) là 56.790 đồng/hộ/tháng (chưa tính thuế giá trị gia tăng).

Nếu áp dụng theo giá mới (theo Quyết định 1279 ngày 9/5/2025) thì mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là khoảng 59.520 đồng/tháng (chưa tính thuế giá trị gia tăng).

Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn.

Theo số liệu thống kê, năm 2024 cả nước có 599.608 hộ nghèo chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.

>>Giá điện tăng hơn 100 đồng/kWh từ ngày mai 10/5

Từ ngày mai 10/5, giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Giá điện tăng hơn 100 đồng/kWh từ ngày mai 10/5

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/gia-dien-sinh-hoat-bac-cao-nhat-tang-len-3-460-dong-kwh-2399543.html
Bài liên quan
  • Vì sao giá điện cần được 'thả nổi'? Chuyên gia chỉ ra 3 bất cập lớn
    Bình luận về vấn đề giá điện ở thời điểm hiện tại, chuyên gia Nguyễn Tiến Thảo cho rằng cần phải chuyển điều hành giá điện sang thực hiện theo cơ chế giá thị trường thông qua việc tính đúng, tính đủ giá điện và phải sửa biểu giá điện hiện hành để xử lý những bất cập.
  • 3 bất cập lớn về giá điện
    Giá điện ở Việt Nam hiện gánh quá nhiều mục tiêu khiến khó thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, không tạo áp lực mạnh để thực hiện chiến lược sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ.
  • Bộ Công Thương lo xảy ra khiếu kiện khi hồi tố giá điện ưu đãi
    Theo Bộ Công Thương, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều văn bản báo cáo bộ về phương án gỡ vướng điện năng lượng tái tạo, song các báo cáo chưa đảm bảo theo yêu cầu của Nghị quyết 233. Việc thu hồi giá điện ưu đãi không được các nhà đầu tư chấp thuận có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
  • Giá điện tái tạo bất cập làm sao thu hút được đầu tư?
    Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt có mục tiêu rất lớn khi chỉ trong 5 năm tới, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ gấp 2 - 2,8 lần so với hiện tại. Theo tính toán, mỗi năm ngành điện cần số vốn lên tới 27,6 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng, đây là bài toán nan giải trong thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là vấn đề liên quan đến giá điện.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá điện sinh hoạt bậc cao nhất tăng lên 3.460 đồng/kWh
    POWERED BY ONECMS & INTECH