Doanh nghiệp

Giá điện tăng hơn 100 đồng/kWh từ ngày mai 10/5

Hạnh Nguyên 09/05/2025 - 16:47

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày mai (10/5), lên hơn 2.200 đồng/kWh.

Cụ thể, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%, từ 2.103,1159 đồng/kWh lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tăng hơn 100 đồng/kWh. Mức giá mới có hiệu lực từ ngày mai (10/5).

Như vậy, kể từ đầu năm 2023, EVN đã 4 lần tăng giá điện, với mức tăng lần lượt là 3%, 4,5%, 4,8% và 4,8%.

ĐIỆN LỰC BÌNH DƯƠNG_HOÀNG GIÁM (14).jpg
Giá điện tiếp tục tăng. Ảnh: Hoàng Giám

Liên quan đến giá bán lẻ điện bình quân, ngày 31/3/2025 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2025/QĐ-TTg quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Về thời gian điều chỉnh giá điện, theo quy định mới tại Nghị định 72 vừa được ban hành hồi tháng 3, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Nếu giá bán lẻ điện bình quân cần tăng từ 2-5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến. EVN sẽ quyết định việc tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi có ý kiến từ Bộ Công Thương.

Nếu cần tăng từ 5-10%, EVN chỉ được phép tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Còn với mức tăng từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

>> Vì sao giá điện cần được 'thả nổi'? Chuyên gia chỉ ra 3 bất cập lớn

Vì sao giá điện cần được 'thả nổi'? Chuyên gia chỉ ra 3 bất cập lớn

3 bất cập lớn về giá điện

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/gia-dien-tang-hon-100-dong-kwh-tu-ngay-mai-10-5-2399479.html
Bài liên quan
  • Bộ Công Thương lo xảy ra khiếu kiện khi hồi tố giá điện ưu đãi
    Theo Bộ Công Thương, dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều văn bản báo cáo bộ về phương án gỡ vướng điện năng lượng tái tạo, song các báo cáo chưa đảm bảo theo yêu cầu của Nghị quyết 233. Việc thu hồi giá điện ưu đãi không được các nhà đầu tư chấp thuận có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
  • Giá điện tái tạo bất cập làm sao thu hút được đầu tư?
    Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt có mục tiêu rất lớn khi chỉ trong 5 năm tới, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ gấp 2 - 2,8 lần so với hiện tại. Theo tính toán, mỗi năm ngành điện cần số vốn lên tới 27,6 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng, đây là bài toán nan giải trong thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là vấn đề liên quan đến giá điện.
  • Thông tin về giá điện Việt Nam nhập khẩu từ Lào
    Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025. Trong đó, cao nhất là dự án điện than với 7,02 USCent/kWh.
  • Phê duyệt khung giá điện mặt trời, miền Bắc cao nhất
    Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời. Theo đó, ở khu vực Miền Bắc, giá điện mặt trời sẽ cao nhất và ưu tiên có loại hệ thống pin lưu trữ.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá điện tăng hơn 100 đồng/kWh từ ngày mai 10/5
    POWERED BY ONECMS & INTECH