Giá heo hơi hôm nay (5/7) tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Mức giá cao nhất hiện tại là 67.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng một giá, heo hơi hôm nay tại Thái Bình điều chỉnh lên mức 67.000 đồng/kg - cao nhất khu vực. Đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.
Cùng ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg, thương lái các địa phương gồm Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tuyên Quang cùng đứng ở mức 65.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Bắc Giang, giá heo hơi hôm nay đi ngang và đứng ở mức 64.000 đồng/kg, các địa phương còn lại trong khu vực, sau khi tăng một giá, heo hơi hôm nay tại các địa phương này cùng ghi nhận ở mức 64.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay ổn định và dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg. Theo đó, hiện, tỉnh Đắk Lắk duy trì thu mua heo hơi với giá 59.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Ở chiều ngược lại, 63.000 đồng/kg là mức giao dịch cao nhất khu vực, được ghi nhận tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Các địa phương còn lại duy trì thu mua heo hơi với giá trong khoảng 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ và dao động trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Sóc Trăng điều chỉnh giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg đạt 59.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.
Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động mới về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Nai, Long An và Cần Thơ. Các địa phương còn lại trong khu vực, duy trì mức giá heo hơi 60.000 đồng/kg.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến tháng 5/2023, tổng đàn trâu của thành phố là 28.800 con, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò 129.600 con, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2022; đàn heo 1,45 triệu con, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2022; đàn gia cầm 40,5 triệu con, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, thành phố có 6.381 trang trại chăn nuôi, trong đó 130 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 1.593 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 4.658 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở các huyện: Chương Mỹ, Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Phúc Thọ…
Để chăn nuôi phát triển xứng tầm, Hà Nội đang tái cấu trúc lại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 phù hợp điều kiện thực tiễn tại thành phố Hà Nội.