Giá vé máy bay đồng loạt tăng, đại lý bán vé nói gì?

01-03-2024 15:06|Mai Chi

Từ 1/3, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với hiện hành.

Những diễn biến mới gần đây của thị trường hàng không nhận được không ít sự quan tâm. Đặc biệt theo Thông tư 34/2023 của Bộ Giao thông Vận tải, từ hôm nay, 1/3, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với hiện hành, tương đương tăng 50.000-250.000 đồng/vé/chiều.

Cụ thể, đường bay từ 500km đến dưới 850km có mức giá trần là 2,25 triệu đồng/vé/chiều. Với đường bay có khoảng cách 850km đến dưới 1.000km, giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé/chiều. Đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km có giá trần 3,4 triệu đồng/vé/chiều. Đường bay có khoảng cách 1.280km trở lên sẽ có giá trần 4 triệu đồng/vé/chiều.

Theo một cán bộ Cục Hàng không Việt Nam, mức tăng này chỉ đủ để các hãng hàng không bù đắp phần nào chi phí trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn sau dịch Covid-19.

Trước lo ngại của nhiều hành khách cho rằng giá vé máy bay sẽ tăng khi giá trần tăng, các hãng hàng không cho biết việc điều chỉnh giá trần từ ngày 1/3 sẽ không đồng nghĩa với việc các hãng hàng không đồng loạt tăng giá vé mà ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho các hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, giãn biên độ giữa các mức giá vé, đưa thêm nhiều chương trình, chính sách giá phù hợp, tăng cường các mức giá vé rẻ.

Giá vé máy bay đồng loạt tăng, đại lý bán vé nói gì?
Từ 1/3, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với hiện hành

>> Chặng bay Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Phú Quốc tăng giá trần cao nhất từ 1/3

Tại Việt Nam, chỉ có 5 hãng hàng không nội địa tham gia thị trường gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar, Vasco và Bamboo Airways.

Theo ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, lần điều chỉnh trần giá vé máy bay gần đây nhất là vào năm 2015. Rất nhiều chi phí đầu vào của ngành hàng không đã thay đổi trong gần 10 năm qua, đặc biệt là giá nhiên liệu, tỉ giá. Việc tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 1-3 là điều kiện để các hãng bù đắp chi phí và là cơ hội để các hãng tiếp tục điều chỉnh dải giá vé trên hệ thống các đường bay nội địa.

Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết thách thức lớn nhất với hãng hiện tại là thiếu nguồn nhân lực. Điều này xảy ra trong 2-3 năm trở lại đây, đặc biệt sau khoảng thời gian Covid-19.

Đại diện Vietravel Airlines cũng cho rằng khung giá hiện tại trên các chặng bay nội địa chưa bảo đảm chi phí vận hành, hiệu suất lợi nhuận trong dài hạn. Thực tế, đợt cao điểm Tết năm 2024 ghi nhận nhu cầu tăng cao nhưng thị trường vận tải hàng không nội địa vẫn giảm 13% so với năm trước.

Theo Vietravel Airlines, những diễn biến mới của thị trường và khả năng cung ứng của các hãng có thể ảnh hưởng đến giá vé máy bay trong năm nay. Việc tăng giá trần giúp các hãng hàng không cân đối được các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp, bảo đảm hoạt động khai thác trong dài hạn.

Một diễn biến đáng chú ý khác, mới đây hãng hàng không Bamboo Airways thông báo chấm dứt sớm hợp đồng thuê 3 chiếc máy bay Embraer E190 - loại máy bay được sử dụng để khai thác các đường bay từ Hà Nội và TP. HCM đi Côn Đảo , Huế và từ Hà Nội đi Đồng Hới.

Động thái này là một trong những bước triển khai của chiến lược giảm lỗ tối đa trong năm 2024 mà hãng hàng không ‘Tre Việt’ đặt ra.

Trước đó, từ ngày 10/12/2023, Bamboo Airways đã rút ngắn thời gian quay vòng máy bay tại các sân bay nội địa xuống ngang bằng với các hãng hàng không giá rẻ, nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của hãng hàng không truyển thống.

Để giải thích cho việc giá vé máy bay tăng mạnh, nhiều đại lý bán vé máy bay chia sẻ thông tin trên group về việc Bamboo ngừng một số đường bay nội địa. Đại lý này cũng cho biết, việc ngừng khai thác một số đường bay, cộng với việc các hãng giảm số chuyến trên các chặng đang khai thác cũng góp phần lớn làm tăng giá vé máy bay, thậm chí nhiều chặng còn hết vé sớm.

Diễn biến mới trên thị trường hàng không từ đầu tháng 3

Bamboo Airway cho biết đang triển khai chiến lược giá vé mới với dải giá vé rộng, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bay với mức giá tốt hơn, định vị phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn là thị phần khách chiếm số đông tại Việt Nam. Hãng chia nhỏ hai hạng giá vé chính là Thương gia và Phổ thông thành nhiều dải giá vé để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu tiêu dùng và đi lại của hành khách.

Tổng giám đốc Bamboo Airways Lương Hoài Nam khẳng định hãng không xác định thay đổi mô hình kinh doanh để trở thành hãng bay giá rẻ, mà sẽ "học hỏi kinh nghiệm, cách làm của các hãng hàng không giá rẻ để hoạt động, kinh doanh dịch vụ hàng không truyển thống trên nền chi phí thấp hơn". Trong đó có thể kể tới những giải pháp tăng giờ khai thác máy bay bình quân, nâng cao năng suất lao động hướng tới mục tiêu giảm một phần ba số lao động bình quân trên 1 máy bay.

>> Từ 1/3 giá vé máy bay có bị tăng cao theo giá trần?

Chính sách mới: Tăng trần giá vé máy bay, UBND cấp tỉnh được phân loại phim

Từ 1/3 giá vé máy bay có bị tăng cao theo giá trần?

Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất vừa đáp xuống sân bay Vân Đồn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-ve-may-bay-dong-loat-tang-dai-ly-ban-ve-noi-gi-224782.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Giá vé máy bay đồng loạt tăng, đại lý bán vé nói gì?
POWERED BY ONECMS & INTECH