Việc điều chỉnh giá trần từ ngày 1/3 không đồng nghĩa với việc các hãng hàng không đồng loạt tăng giá vé máy bay, ngược lại sẽ tạo điều kiện cho các hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, tăng cường các mức giá vé rẻ.
Từ 1/3, theo Thông tư số 34 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa, giá vé máy bay phổ thông nội địa sẽ tăng trung bình từ 3,75 - 6,67%, trong đó có đường bay tăng lên 4 triệu đồng/vé một chiều.
Giá vé máy bay hạng phổ thông trên 4 đường bay nội địa sẽ tăng từ 2,27% đến 6,67%, tăng trung bình 3,75% (bằng mức giá trần của năm 2014), cụ thể:
Nhóm đường bay có khoảng cách dưới 500km giữ nguyên mức giá trần 1,6 triệu đồng/vé một chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé một chiều với nhóm đường bay khác dưới 500km như hiện nay.
Nhóm đường bay từ 500km đến dưới 850km, giá trần sẽ tăng lên 2,25 triệu đồng, tăng 2,27% (trước 1/3 là 2,2 triệu đồng).
Nhóm đường bay từ 850km đến dưới 1.000km, giá trần sẽ tăng lên 2,89 triệu đồng, tăng 3,85% (trước 1/3 là 2,79 triệu đồng).
>> Giữa cơn bão tài chính, cha mẹ không ngại đầu tư giáo dục cho con
Nhóm đường bay từ 1.000km đến dưới 1.280km, giá trần sẽ lên 3,4 triệu đồng, tăng 6,25% (trước 1/3 là 3,2 triệu đồng).
Đường bay từ 1.280km trở lên, giá trần lên 4 triệu đồng, tăng 6,67% (trước 1/3 là 3,75 triệu đồng).
Như vậy, đường bay từ 1.280km trở lên có mức tăng mạnh nhất, với 6,25% và 6,67%. Đó là các đường bay như Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Phú Quốc. Nhóm đường bay dưới 500km như TP.HCM - Đà Lạt, Hà Nội - Vinh giữ nguyên giá vé.
Mức giá tối đa nói trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho một vé máy bay, trừ các khoản thu: Thuế giá trị gia tăng; các khoản thu hộ cho cảng hàng không gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý; khoản giá dịch vụ với các hạng mục tăng thêm.
Trước lo ngại của nhiều hành khách cho rằng giá vé máy bay sẽ tăng khi giá trần tăng, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không cho biết, đối với mỗi đường bay, đều có nhiều hơn 1 hãng hàng không tham gia cung ứng và cạnh tranh nên không thể xảy ra khả năng các hãng hàng không sẽ tăng mạnh, tăng đột biến giá vé.
“Việc quyết định giá phải đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn so với các phương tiện vận chuyển khác và phải tùy thuộc vào sức mua và tình hình thị trường, không có việc độc quyền mua hay độc quyền bán.
Hiện nay, giá vé máy bay nội địa đang được thực hiện theo cơ chế giá linh hoạt. Các hãng hàng không xây dựng và thực hiện kê khai dải giá với nhiều mức giá từ thấp đến cao tùy theo điều kiện vé, thời điểm xuất vé, tình hình thị trường…
Thông thường, số lượng vé được bán với mức giá cao nhất (xấp xỉ giá trần) của các hãng chiếm tỷ trọng nhỏ”, vị chuyên gia này thông tin.
Đáng lưu ý, việc điều chỉnh giá trần từ ngày 1/3 sẽ không đồng nghĩa với việc các hãng hàng không đồng loạt tăng giá vé mà ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho các hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, giãn biên độ giữa các mức giá vé, đưa thêm nhiều chương trình, chính sách giá phù hợp, tăng cường các mức giá vé rẻ.
“Cụ thể, các hãng có thể xây dựng được dải giá vé rộng hơn, mở bán thêm được nhiều vé với mức giá thấp, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội mua được mức giá thấp phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Đồng thời, các hãng hàng không cũng chủ động trong việc đánh giá nhu cầu đi lại để xây dựng kế hoạch tăng chuyến phục vụ nhân dân, tạo lập được tính kế hoạch đi lại của nhân dân với phương châm 'mua sớm, giá rẻ'.
Ngoài ra, các hãng hàng không đa dạng hóa được sản phẩm, dịch vụ đối với từng đối tượng hành khách, xây dựng sản phẩm chất lượng cao với nhiều dịch vụ, tiện ích tương ứng với giá vé để đáp ứng nhu cầu của hành khách có khả năng chi trả cao”, vị chuyên gia phân tích.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trần giá vé máy bay vẫn được giữ ổn định từ năm 2019. Nhưng chi phí nhiên liệu tại thời điểm tháng 12/2022 của các hãng hàng không tăng gần 62,4% so với tháng 12/2014 và tăng xấp xỉ 81% so với tháng 9/2015.
Trong khi đó, chi phí nhiên liệu thường chiếm khoảng 39,5% tổng chi phí của các hãng bay. Tác động của giá nhiên liệu làm tổng chi phí tăng 10,92% so với tháng 8/2015.
Các mức giá trần vé máy bay thời gian qua được thực hiện theo Thông tư 53 ban hành năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải. Lần gần nhất khung trần này được điều chỉnh tăng là năm 2015. Do đó, việc tăng giá trần có hiệu lực từ 1/3/2024 cũng đã được cơ quan chức năng cân nhắc, tính toán và chấp thuận.
>> Yếu tố giúp PNJ trở thành ‘Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2023’
Việt Nam tiếp nhận 5 máy bay T-6C thế hệ mới từ Mỹ
Hãng hàng không giá rẻ tiên phong ở Mỹ nộp đơn phá sản sau 5 năm lỗ triền miên