Nhịp sống

Giám đốc Bệnh viện K chỉ ra lý do 2 căn bệnh ung thư nguy hiểm ở Việt Nam khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn

Hải Châu 04/08/2024 20:17

Ung thư đường mật và ung thư tụy là hai loại ung thư hiếm gặp nhưng có tính ác liệt cao và tỷ lệ tử vong lớn, thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tại hội thảo quốc tế "Nắm bắt những cơ hội quý giá của cuộc sống" tổ chức chiều ngày 3/8 tại Hà Nội, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, đã nhấn mạnh lý do vì sao ung thư mật và tụy thường được phát hiện muộn. Hội thảo do GS.TS Lê Văn Quảng và PGS.TS Tai Wai Meng, David từ Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore, đồng chủ trì, thu hút đông đảo các chuyên gia trong nước và hơn 40 chuyên gia quốc tế đến từ Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Philippines, Indonesia, Malaysia.

Ung thư đường mật và ung thư tụy là bệnh ung thư không thường gặp nhưng có độ ác tính và tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

Ung thư đường mật và ung thư tụy là bệnh ung thư không thường gặp nhưng có độ ác tính và tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

Sự gia tăng các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, môi trường sống, chế độ ăn uống và việc tiêu thụ bia rượu. Trong nhóm ung thư tiêu hóa, ung thư gan - mật - tụy được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu nên bệnh thường phát hiện ra ở giai đoạn muộn, khi không còn khả năng phẫu thuật triệt căn.

Sự gia tăng các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, môi trường sống, chế độ ăn uống và việc tiêu thụ bia rượu. Trong nhóm ung thư tiêu hóa, ung thư gan - mật - tụy được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu nên bệnh thường phát hiện ra ở giai đoạn muộn, khi không còn khả năng phẫu thuật triệt căn.

GS.TS Lê Văn Quảng chỉ ra rằng, trước đây, hóa trị là phương pháp chính để điều trị ung thư đường mật và ung thư tụy với các hóa chất như 5FU, Platium, Gemcitabine. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều loại thuốc mới bao gồm thuốc đích, thuốc miễn dịch và các thuốc hóa chất mới đã ra đời, giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Sự gia tăng các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, môi trường sống, chế độ ăn uống và việc tiêu thụ bia rượu. Ảnh minh hoạ: Internet

Sự gia tăng các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa có nhiều nguyên nhân như di truyền, tuổi tác, môi trường sống, chế độ ăn uống và việc tiêu thụ bia rượu. Ảnh minh hoạ: Internet

Trong bài trình bày về "Các tiến bộ trong điều trị ung thư đường mật", PGS. Aumkhae Sookprasert từ Bệnh viện Srinagarind (Thái Lan) cho rằng, dù phẫu thuật vẫn là phương pháp chính ở giai đoạn sớm, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân đủ điều kiện để phẫu thuật triệt căn ngay từ đầu. Đối với giai đoạn muộn, điều trị bằng miễn dịch kết hợp với hóa trị là lựa chọn phổ biến, nhưng tỷ lệ đáp ứng chỉ đạt 26,7%. Tuy nhiên, phác đồ hóa trị ba thuốc có TS-1 đường uống cho thấy hiệu quả cao hơn với tỷ lệ đáp ứng lên tới 41,5%. Những tiến bộ trong sinh học phân tử cũng đã giúp phát hiện nhiều đột biến gen và ứng dụng thuốc điều trị đích thành công cho bệnh nhân ung thư đường mật.

Về "Các triển vọng mới trong điều trị ung thư tụy", PGS. Chiang Chi Leung nêu rõ những khó khăn và thách thức trong việc điều trị ung thư tụy, một trong những bệnh có tính ác liệt và tỷ lệ tử vong cao nhất. Ung thư tụy thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Đối với bệnh nhân giai đoạn sớm, có thể chỉ định phẫu thuật triệt căn và điều trị bổ trợ bằng hóa trị. Trong khi đó, ở giai đoạn muộn và di căn, các thuốc miễn dịch mới hoặc hóa chất mới cũng cho thấy hiệu quả đáng kể.

Tiến bộ trong sinh học phân tử giúp phát hiện nhiều đột biến gen và ứng dụng thuốc điều trị đích thành công cho bệnh nhân ung thư đường mật. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

Tiến bộ trong sinh học phân tử giúp phát hiện nhiều đột biến gen và ứng dụng thuốc điều trị đích thành công cho bệnh nhân ung thư đường mật. Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống

Sau các báo cáo tổng quan, BS. Wulyo Rajabto từ Indonesia, BS. Herdee Luna từ Philippines và TS.BS. Phạm Tuấn Anh từ Bệnh viện K đã trình bày các ca lâm sàng về ung thư đường mật và ung thư tụy. Các ca lâm sàng này đều là những trường hợp tiêu biểu, áp dụng thuốc mới trong điều trị bổ trợ hoặc triệu chứng và kết quả cho thấy các thuốc mới này có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân.

Áp dụng thuốc mới trong điều trị bổ trợ hoặc triệu chứng và kết quả cho thấy các thuốc mới này có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân. Ảnh minh hoạ: Internet

Áp dụng thuốc mới trong điều trị bổ trợ hoặc triệu chứng và kết quả cho thấy các thuốc mới này có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân. Ảnh minh hoạ: Internet

GS.TS Lê Văn Quảng khẳng định rằng, với sự phát triển của y học và hiểu biết sâu hơn về sinh học phân tử của từng bệnh, các thuốc mới ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị ung thư bao gồm ung thư đường mật và ung thư tụy sẽ giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn phác đồ điều trị tiên tiến hơn, mang lại hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ hơn.

Hội thảo là một diễn đàn khoa học quốc tế chất lượng, với sự chuyên nghiệp và chiều sâu, cung cấp cơ hội để các chuyên gia và đồng nghiệp chia sẻ và cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

>> Căn bệnh ung thư có số ca mắc cao nhất Việt Nam

Bỏ viện đi 'chữa lành', điều dưỡng mắc ung thư rơi vào tình trạng 'vô phương cứu chữa'

2 đô thị đặc biệt của Việt Nam sắp tầm soát 4 loại ung thư miễn phí cho phụ nữ nghèo

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/giam-doc-benh-vien-k-chi-ra-ly-do-2-can-benh-ung-thu-nguy-hiem-o-viet-nam-khi-phat-hien-thuong-o-giai-doan-muon-d129527.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Giám đốc Bệnh viện K chỉ ra lý do 2 căn bệnh ung thư nguy hiểm ở Việt Nam khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn
POWERED BY ONECMS & INTECH