Giới trẻ Việt Nam ngày càng ngại yêu, sợ kết hôn

24-10-2022 19:04|

Ngày càng nhiều bạn trẻ chọn cuộc sống một mình, yêu đương nhưng không có ý định tiến tới hôn nhân hoặc lựa chọn làm cha/mẹ đơn thân.

Ngày xưa các cụ có câu: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nhiều nam thanh nữ tú chỉ mới mười tám, đôi mươi đã yên bề gia thất và con cái đuề huề. Thế nhưng xã hội ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với lối sống, suy nghĩ của giới trẻ cũng ngày một thay đổi. Không muốn đi theo “lối mòn” của cha mẹ ngày xưa, nhiều thanh niên hiện đại có quan điểm yêu đương sớm cũng được, muộn cũng chẳng sao và chuyện kết hôn khi chưa ổn định công việc là điều hiếm khi có thể xảy ra.

Tỷ lệ độc thân tăng cao

Theo thống kê, tại Úc và New Zealand, cứ 7 phụ nữ thì có 1 người ở độ tuổi 45-49 chưa kết hôn. Còn ở Mỹ, khoảng 25% thanh niên hiện nay được dự báo có khả năng vẫn sẽ độc thân khi chạm ngưỡng 50 tuổi. Trong khi đó tại Nhật Bản, khoảng 1/3 số phụ nữ trên 30 tuổi chưa kết hôn và nhiều khả năng 50% trong số họ sẽ sống độc thân cả đời.

Những số liệu trên cho thấy độc thân và tuổi kết hôn tăng cao đang là hiện tượng khá phổ biến trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tuổi kết hôn trung bình lần đầu hiện nay là 25,2 (tăng 0,7 tuổi so với thập niên trước).

Có thể thấy, số người muốn sống một mình ngày càng chiếm ưu thế. Ngày nay, người ta lựa chọn sống với chất lượng thật chứ không chỉ đăng một vài tấm ảnh hạnh phúc, vui tươi, màu hồng lên mạng để che lấp sự thật xám đen bên trong.

Cùng với đó, nhiều người cho rằng nên đặt sự nghiệp và thành tựu cá nhân lên trước hôn nhân. Họ trì hoãn chuyện kết hôn để tập trung vào cống hiến cho công việc, sự nghiệp học hành và các giá trị bản thân mà họ coi trọng. Ở ngưỡng tuổi 20, chúng ta được phép tự do, sống cho bản thân và làm những điều mình mong muốn: đi chơi, tiệc tùng, có những mối quan hệ bình thường,... Với thái độ cuộc sống như vậy, sẽ càng ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn độc thân.

Lý do người trẻ sợ kết hôn

Nỗi sợ ràng buộc

noi-so-rang-buoc.jpg
Nhiều người cho rằng hôn nhân chính là sự giàng buộc giữa 2 cá thể về mặt pháp lý.

Sự thật, "thủ phạm" khiến con người muốn cô đơn đến từ chính việc kết hôn. Ban đầu, người ta lờ mờ nhận ra điều gì đó không ổn với một mớ hỗn tạp những lý thuyết cao siêu cho việc kết hôn, trong khi rõ ràng, mỗi cá nhân đều có cuộc sống riêng, chẳng ai nợ ai, họ hạnh phúc khi yêu chứ chưa chắc đã hạnh phúc khi kết hôn. Khi yêu, họ sẽ tự có trách nhiệm khiến bản thân họ hoàn mỹ, khiến người họ yêu hạnh phúc. Nhưng kết hôn xong, những điều này chợt tan biến, rồi bỗng nhiên họ mang tai tiếng với nhiều người sau khi ly hôn, những người từng bằng vai phải lứa và rồi họ sợ ly hôn, buộc bản thân phải luôn gồng mình đóng kịch, xuất hiện tươi cười trước bà con, bạn bè.

Chứng kiến những cuộc hôn nhân thất bại

Một lí do nữa khiến người trẻ ngày này sợ kết hôn là họ lo lắng về một cuộc hôn nhân thất bại. Có nhiều đứa trẻ đã lớn lên chứng kiến cha mẹ li dị, họ dần sinh ra nỗi sợ cam kết hạnh phúc bằng một văn bản hôn thú. Không thực sự kết hôn sẽ khiến họ cảm thấy an toàn và có đường lui lỡ như mọi chuyện không đi đến tốt đẹp trong mối quan hệ tình cảm.

Hôn nhân trở nên "cổ lỗ sĩ"?

Có rất nhiều người trẻ cho rằng hôn nhân là không cần thiết và cổ hủ. Họ ngày càng rời xa các quan niệm, giá trị truyền thống, thay vào đó lựa chọn sống chung và không kết hôn. Có nhiều người chia sẻ: "Nếu như bạn kết hôn ở tuổi 20, bạn cảm thấy mình hành động theo tiêu chuẩn và quan niệm xã hội, điều mà không hề thú vị và mới mẻ, lại càng không tình nguyện mỗi khi thừa nhận với người khác là bản thân đã kết hôn. Người trẻ ngày càng tránh sử dụng những xưng hô như “vợ” “chồng” để gọi bạn đời, họ sử dụng các nickname hoặc xưng hô khác dễ gần hơn.

Mối quan hệ lành mạnh không phải lúc nào cũng bình đẳng

moi-quan-he-lanh-manh-khong-phai-luc-nao-cung-binh-dang.jpg
Một mối quan hệ gắn bó và kết nối sâu đòi hỏi cả 2 đều phải có sự cho đi và hi sinh.

Dù nghe có vẻ lý tưởng, nhưng không phải lúc nào ở trong trạng thái mối quan hệ là 50-50 cũng là tốt. Một mối quan hệ gắn bó và kết nối sâu đòi hỏi phải có sự cho và hi sinh, không thể cân đo đong đếm chính xác từng bên. Cố gắng đạt được sự cân bằng trong vai trò và trách nhiệm có thể dẫn tới áp lực và các yếu tố tiêu cực mang tính cạnh tranh hơn thua. Để có được hạnh phúc dài lâu, các cặp đôi phải định hướng tinh thần bản thân cho đi nhiều hơn những gì họ nhận lại.

Phụ nữ tự chủ về kinh tế thường không có “nhu cầu” kết hôn

Ngoài lí do kinh tế thì lối sống suy nghĩ của phụ nữ hiện đại ngày nay sợ yêu nhầm đàn ông “đểu, bám váy mẹ, đào mỏ” cũng là một ví dụ điển hình dẫn tới thực trạng thích tự do, không coi trọng chuyện kết hôn. Qua các phương tiện truyền thông, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng chính là điều khiến các cô nàng còn chần chừ, muốn chùn bước khi nhắc đến hai chữ "kết hôn". Với các phương pháp y học hiện đại, việc có con đôi khi còn “dễ dàng” hơn là kết hôn và sống chung với một người đến hết đời.

Cuộc sống đã áp đặt lên chúng ta quá nhiều những tiêu chuẩn, định kiến vô hình, vậy nên việc quyết định kết hôn vào thời điểm nào là do lựa chọn của mỗi người. Hôn nhân chắc chắn không phải là con đường duy nhất để tìm kiếm hạnh phúc. Vì vậy, hãy đưa ra những lựa chọn tỉnh táo và sáng suốt nhất, đừng vì "đến tuổi" mà vội vàng kết hôn dù bạn vẫn chưa thật sự sẵn sàng.

Quiet quitting: Khi người trẻ "ngừng cống hiến" cho công việc

Giới trẻ nước 'sát vách' Việt Nam bất ngờ 'rao bán' sếp tồi, việc tệ để giải tỏa stress

Điểm lại 7 món ‘hot trend’ của giới trẻ Việt năm 2023: Năm của mỳ thanh long, trà mãng cầu, bánh đồng xu, cà phê muối... đồng loạt gây 'bão'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gioi-tre-viet-nam-ngay-cang-ngai-yeu-so-ket-hon-154970.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giới trẻ Việt Nam ngày càng ngại yêu, sợ kết hôn
    POWERED BY ONECMS & INTECH