Một nguồn tín dụng khoảng 9.000 tỷ đồng với lãi suất khoảng 4-6%/năm, đang được các NHTM chuẩn bị bung ra thị trường.
Chia sẻ tại hội thảo "Tháo van tín dụng - khơi thông tăng trưởng", ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, gói tín dụng khoảng 9.000 tỷ đồng để cho doanh nghiệp vay theo hướng giá rẻ, với lãi suất khoảng 4-6%/năm, đang được các ngân hàng thương mại chuẩn bị bung ra thị trường.
Ông Lệnh đánh giá hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện chính sách tín dụng của NHNN đã và đang tác động đến toàn bộ các doanh nghiệp trong vai trò hỗ trợ theo 2 xu hướng tích cực.
Đối với doanh nghiệp còn khó khăn thì ngân hàng cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và giảm lãi suất cho vay đối với khoản vay cũ. Đối với doanh nghiệp hoạt động tốt, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp về vốn, về lãi suất giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, mở rộng và tăng trưởng.
Quá trình hỗ trợ này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhóm ngành là động lực tăng trưởng kinh tế như xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... với mức lãi suất chưa đến 4%/năm.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại của năm và trong năm 2023, ông Lệnh cho rằng ngoài việc tiếp tục các cơ chế chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho các ngành lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế, thì rất cần các giải pháp, các chương trình hành động cụ thể về kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư để kích thích tăng trưởng kinh tế, qua đó kích thích tăng trưởng tín dụng.
"Trước mắt cần khai thác tối đa tính chất mùa vụ của dịp tết cổ truyền âm lịch với tinh thần đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp để sản xuất, tiêu dùng cuối năm tăng trưởng tạo hiệu ứng lan tỏa cũng như nền tảng cho tăng trưởng năm 2024", ông nhấn mạnh.
Nói về mối quan hệ tiếp cận tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp HDBank khẳng định, thực tế là thanh khoản của một số ngân hàng thương mại rất dồi dào, lãi suất cho vay đã giảm khá nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn.
Theo ông Phương, để không rơi vào khó khăn, doanh nghiệp nên tránh 3 điều: Đầu tiên là không nên mất cân đối tài chính, vốn ròng phải lớn hơn 0, không lấy vốn ngắn hạn để sống trong dài hạn; Tiếp đó là không nên để nợ quá hạn; Thứ ba là vòng quay vốn không dài.
Vàng SJC tiến sát mốc kỷ lục 71 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt
Thị trường bất động sản 2025: Kỳ vọng bùng nổ từ gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng
Chính phủ đề xuất gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội