Hà Nội nghiên cứu quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô

24-02-2024 12:42|Mai Chi

Trong tương lai, có thể nghiên cứu thêm thành phố Sơn Tây - Ba Vì và thành phố phía Nam.

Chiều 23/2, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đã chủ trì phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Muốn phát triển vững mạnh, Hà Nội cần xác định rõ được những tiềm năng riêng có, các thế mạnh khác biệt và nổi trội.

Đặc biệt, trong bản quy hoạch lần này cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Hà Nội nghiên cứu quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

>> Sẽ sắp xếp lại đơn vị hành chính tại Thủ đô Hà Nội

Bộ trưởng cũng cho biết Hà Nội vẫn còn một số khó khăn, thách thức và “điểm nghẽn” cần giải quyết. Đơn cử, vị thế kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh/thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành rõ rệt được các ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại về phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Ba vấn đề lớn là tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và ngập lụt.

Quy mô dân số Hà Nội đã vượt mức dự báo do tăng dân số cơ học, việc giãn dân khỏi nội đô là không khả thi, tạo áp lực rất lớn đến hạ tầng và chất lượng sống của người dân. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi; có nền địa chất yếu tạo ra thách thức đến sự phát triển các công trình ngầm, nhất là phát triển không gian ngầm.

Hà Nội xác định mục tiêu đến năm 2035, cơ bản hoàn thành di chuyển các trường đại học ra khỏi nội đô để thành lập các khu đô thị hiện đại, khu đô thị đại học thông minh, hiện đại ngang tầm thế giới; giảm ùn tắc giao thông nội đô.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Hà Nội sẽ sắp xếp, phân bố các không gian phát triển kinh tế - xã hội theo các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Đặc biệt là phương án phát triển trục sông Hồng - không chỉ là dòng chảy của những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội, mà còn là trung tâm phát triển của Thủ đô.

“Trước mắt nghiên cứu hình thành 2 thành phố trực thuộc Thủ đô theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, đó là thành phố phía Bắc và thành phố phía Tây. Trong tương lai, có thể nghiên cứu thêm thành phố Sơn Tây - Ba Vì và thành phố phía Nam”, ông Dũng cho hay.

Theo Chủ tịch Hà Nội, đến nay, các dự thảo đều đã trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định nhằm triển khai thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị với tầm nhìn dài hạn và khát vọng phát triển trong tương lai, thể hiện “ước mơ xa, nghĩ lớn, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt” của Thủ đô.

>> Một huyện của Hà Nội sắp lên quận: Sẽ là trung tâm động lực phía Bắc Thủ đô

Một huyện của Hà Nội sắp lên quận: Sẽ là trung tâm động lực phía Bắc Thủ đô

Công viên 260 tỷ đồng ‘độc nhất Đông Nam Á’ tại Thủ đô mở cửa sau 4 năm bỏ hoang

Công viên tiền tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm bất ngờ 'hồi sinh' ngoạn mục, người dân Thủ đô tấp nập ghé thăm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ha-noi-nghien-cuu-quy-hoach-2-thanh-pho-truc-thuoc-thu-do-224062.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hà Nội nghiên cứu quy hoạch 2 thành phố trực thuộc Thủ đô
POWERED BY ONECMS & INTECH