Hai máy bay vận tải quân sự C-130 Việt Nam sở hữu sau năm 1975 được 'bảo vệ' ở vị trí đặc biệt, từng là niềm khao khát của không quân nhiều nước

05-03-2024 00:21|Quỳnh Như

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Việt Nam thu được 7 chiếc C-130 và đã bổ sung ngay vào lực lượng không quân.

Máy bay vận tải quân sự C-130 có biệt danh là "ngựa thồ" với cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm vận tải quân sự, triển khai lính dù, trinh sát, tuần tra hàng hải, tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu, tìm kiếm cứu nạn và chữa cháy trên không. Đặc biệt, loại máy bay này thường xuyên phục vụ trong các chuyến công du của Tổng thống Mỹ, trong đó có lần tới Việt Nam năm 2019. Nhưng ít ai biết ở Quảng Trị vẫn còn chiếc C-130 đang được trưng bày trên sân bay Tà Cơn, chiến trường Khe Sanh xưa.

C-130 từng không vận và yểm trợ hỏa lực chiến trường Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân Dân

C-130 từng không vận và yểm trợ hỏa lực chiến trường Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân Dân

Sân bay Tà Cơn (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là Di tích Quốc gia năm 1986, là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch thăm lại chiến trường xưa. Chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-130 của quân đội Mỹ số hiệu 532 được trưng bày ngoài trời, trên những tấm ri sắt sử dụng trong chiến tranh.

Theo Báo Tuổi trẻ, máy bay này do Nhà máy A41 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân bàn giao cho sân bay Tà Cơn năm 2012. Chiếc máy bay này tham chiến tại chiến trường Khe Sanh - Tà Cơn cách đây gần 60 năm.

Thời điểm đưa chiếc máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất về, tỉnh Quảng Trị kỳ vọng chiếc máy bay từng tham chiến sẽ trở thành điểm nhấn thu hút du khách. Dù vậy, kỳ vọng này vẫn chưa thành hiện thực. Ngoài C-130, tại đây còn nhiều máy bay quân sự Mỹ khác như trực thăng CH47, UH1 hay xe tăng. Đây là những phương tiện chiến đấu mà quân đội Mỹ từng dùng tham chiến tại chiến trường Khe Sanh - Tà Cơn.

Cảnh tượng khủng khiếp khi những chiếc C-130 trúng đạn pháo và bốc cháy ở Khe Sanh đầu năm 1968, do phóng viên chiến trường David Douglas Duncan của tạp chí Life ghi lại

Cảnh tượng khủng khiếp khi những chiếc C-130 trúng đạn pháo và bốc cháy ở Khe Sanh đầu năm 1968, do phóng viên chiến trường David Douglas Duncan của tạp chí Life ghi lại

C-130 là máy bay vận tải hạng trung, thân rộng, chính thức trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ năm 1956. Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Việt Nam thu được 7 chiếc C-130 và đã bổ sung ngay vào lực lượng không quân. Đến hiện tại, những chiếc máy bay C-130 cũ, không còn giá trị sử dụng đã được chuyển đổi sang làm hiện vật trưng bày tham quan.

Máy bay C-130 tại “nghĩa địa” máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM năm 1985. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều chiếc máy bay Mỹ đã bị bỏ lại và không được sử dụng nữa. Ảnh: Philip Jones Griffiths

Máy bay C-130 tại “nghĩa địa” máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM năm 1985. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều chiếc máy bay Mỹ đã bị bỏ lại và không được sử dụng nữa. Ảnh: Philip Jones Griffiths

Bên cạnh chiếc ở Khe Sanh, sắp tới, người dân Thủ đô cũng sắp được tham quan "ngựa thồ" C-130 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - công trình đang xây dựng trên địa bàn phường Tây Mỗ và Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội), nằm sát Đại lộ Thăng Long.

"Ngựa thồ" C-130 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được vận chuyển từ TP. HCM ra Hà Nội, trải qua quãng đường 1.800km.

Máy bay vận tải quân sự C-130 đặt tại quảng trường phía trước Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đại lộ Thăng Long. Ảnh: Giang Huy/VnExpress

Máy bay vận tải quân sự C-130 đặt tại quảng trường phía trước Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đại lộ Thăng Long. Ảnh: Giang Huy/VnExpress

Chia sẻ trên VnExpress, Thượng tá Phạm Vũ Sơn, Trưởng phòng Sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết máy bay được vận chuyển từ Nhà máy A41 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân ở TP. HCM ra Hà Nội bằng đường bộ.

Các bộ phận của chiếc C-130 đã được tháo rời và vận chuyển bằng 5 xe rơ-moóc siêu trường siêu trọng. Một đoàn xe gồm hơn 10 chiếc đã tiến hành vận chuyển và hộ tống máy bay C-130 ra Hà Nội vào tối ngày 11/10/2023, trong mùa mưa bão ở khu vực miền Trung nên khó khăn càng nhân lên gấp bội.

Đoàn xe không thể di chuyển theo lộ trình thông thường Bắc - Nam mà phải chọn lựa các tuyến đường tránh các trạm soát vé, né tránh những cây cầu không chịu đựng nổi trọng tải cũng như tính toán kỹ các lối rẽ lên cầu sao cho đủ rộng để các xe có thể cua an toàn nên quãng đường vận chuyển lên tới 1.800 km.

Quá trình tháo dỡ và lắp ráp máy bay đòi hỏi nhiều bước phức tạp, được tiến hành bởi đội ngũ gần 20 cán bộ, kỹ sư của Nhà máy A41 thuộc Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không - Không quân.

>> Pháo đài 'bất khả chiến bại' rộng 10.000m2 lưu giữ nhiều máy bay, xe tăng cỡ lớn, từng là tập đoàn phòng ngự kiên cố nhất ở vùng địa đầu miền Nam

Máy bay vận tải quân sự C-130 từng theo Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, là niềm khao khát của không quân nhiều nước

Hành khách đột tử trên máy bay, phi hành đoàn xử lý như thế nào?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hai-may-bay-van-tai-quan-su-c-130-viet-nam-so-huu-sau-nam-1975-duoc-bao-ve-o-vi-tri-dac-biet-tung-la-niem-khao-khat-cua-khong-quan-nhieu-nuoc-d117258.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hai máy bay vận tải quân sự C-130 Việt Nam sở hữu sau năm 1975 được 'bảo vệ' ở vị trí đặc biệt, từng là niềm khao khát của không quân nhiều nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH