Điểm đến

Pháo đài 'bất khả chiến bại' rộng 10.000m2 lưu giữ nhiều máy bay, xe tăng cỡ lớn, từng là tập đoàn phòng ngự kiên cố nhất ở vùng địa đầu miền Nam

Quỳnh Như 22/12/2023 00:08

Hiện đây là một trong những điểm dừng chân quen thuộc với nhiều du khách trong và ngoài nước.

Sân bay Tà Cơn với địa hình là một thung lũng lòng chảo, cách TP Đông Hà (Quảng Trị) khoảng 65km. Đây là một trong những căn cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968 tại chiến trường Khe Sanh. Đồng thời cũng là nơi ghi dấu chiến tích oanh liệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Xét về địa thế sân bay, nhiều người so sánh nó giống như một “Điện Biên Phủ” của khu vực bắc miền Trung.

Toàn cảnh sân bay Tà Cơn năm 1968 nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh sân bay Tà Cơn năm 1968 nhìn từ trên cao.

Công trình có diện tích khoảng 10.000m2, nằm giữa căn cứ điểm Khe Sanh, nơi cất, hạ cánh cho các loại máy bay chuyên vận tải quân sự hạng nặng, máy bay trực thăng chở quân và trực thăng vũ trang các loại. Trong khu vực sân bay có trụ sở chỉ huy cứ điểm, đài chỉ huy sân bay, đài liên lạc, cùng hệ thống công sự phòng ngự dày đặc.

Sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài

Sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài "bất khả chiến bại".

Nằm gần biên giới lại án ngữ Quốc lộ 9 nối liền từ Đông Hà (Việt Nam với nam Lào), nơi đây có một vị thế chiến lược quan trọng về quân sự không chỉ trên chiến trường Quảng Trị mà còn cả khu vực Đông Dương. Vì thế, Khe Sanh được quân đội Mỹ sử dụng như một bàn đạp cho các cuộc hành quân càn quét trên bộ. Sân bay Tà Cơn được xây dựng với mục đích cho các máy bay trinh sát kiểm tra, chỉ điểm cho nhiều hoạt động đánh phá, ngăn chặn và cắt đứt các tuyến đường Hồ Chí Minh... Sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài "bất khả chiến bại".

>> Cận cảnh chiếc trực thăng khổng lồ của Không quân Việt Nam từng lớn nhất thế giới, có thể cẩu cả chiến đấu cơ

Chiếc máy bay chuyên vận tải quân sự C-130 với đường băng bằng những tấm ri sắt được phục chế tại di tích sân bay Tà Cơn.

Chiếc máy bay chuyên vận tải quân sự C-130 với đường băng bằng những tấm ri sắt được phục chế tại di tích sân bay Tà Cơn.

Đặc biệt, nằm trong tuyến hệ thống hàng rào điện tử Mc. Namara được trải dài từ biển Cửa Tùng lên đến vùng biên giới, căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm. Thế nên, quân đội Mỹ xây dựng một tập đoàn phòng ngự kiên cố nhất của Mỹ ở vùng địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm: Làng Vây - Chi khu quân sự Hướng Hóa - cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn.

Tuy nhiên từ tháng 2-7/1968, trước những cuộc tiến công giải phóng Khe Sanh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân đội Mỹ không còn cách nào khác ngoài việc mở cuộc rút quân chiến thuật nhằm cứu hàng nghìn binh lính, đánh dấu việc quân đội Mỹ đã thất bại hoàn toàn trên chiến trường Quảng Trị.

Empty
Những mảnh bom từng dội xuống vùng đất Khe Sanh.

Những mảnh bom từng dội xuống vùng đất Khe Sanh.

Năm 1986, sân bay Tà Cơn đã được xếp hạng Di tích Quốc gia. Khu di tích khá đơn sơ còn lại với vài chiếc máy bay (loại C-130, UH-1, CH-47), ba chiếc xe tăng hoen gỉ nằm trên bãi cỏ. Đây là những máy bay, xe tăng mà quân đội Mỹ từng dùng tham chiến tại chiến trường Khe Sanh - Tà Cơn.

tacon
Một số hiện vật đang được trưng bày tại di tích.

Một số hiện vật đang được trưng bày tại di tích.

Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến chiếc máy bay vận tải hạng nặng C-130 của quân đội Mỹ. Chiếc máy bay này có số hiệu 532, được Nhà máy A41 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân bàn giao cho sân bay Tà Cơn vào năm 2012.

Dù cách bố trí, phục dựng di tích của sân bay Tà Cơn hiện nay còn khá sơ sài, nhưng phần nào giúp du khách hình dung về một thế phòng ngự liên hoàn, cơ động được quân đội Mỹ và lính chế độ cũ coi là một vị trí “cứng” trong cả hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Những máy bay, xe tăng ở đây không còn gây nguy hiểm nữa, bởi chúng là “nạn nhân” bị bỏ lại bên Đường 9, bên Khe Sanh lịch sử sau cuộc tháo chạy năm nào.

Bảo tàng tại sân bay Tà Cơn.

Bảo tàng tại sân bay Tà Cơn.

Ở di tích sân bay Tà Cơn còn có một bảo tàng thu nhỏ, được thiết kế theo lối kiến trúc nhà sàn của người Vân Kiều, Pa Kô để phục vụ khách tham quan. Bước qua những bậc thang là không gian lịch sử với hàng trăm hiện vật có giá trị lịch sử, những bức ảnh chiến tranh, sa bàn căn cứ địa Khe Sanh, khắc họa những chiến công hiển hách của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Những đứa trẻ vui đùa trên hào công sự trong di tích Tà Cơn.

Những đứa trẻ vui đùa trên hào công sự trong di tích Tà Cơn.

Nếu đến Tà Cơn trong những ngày cuối mùa mưa, cỏ mọc trong sân bay xanh mướt và những đường hào chiến sự ẩm ướt nở trắng hoa dại. Cuộc chiến nào rồi cũng có mất mát đau thương. Năm tháng vá víu lại mặt đất bị cày nát bằng những thảm cỏ xanh và di tích được bảo tồn để những người đã từng tham chiến trở lại và các thế hệ sau hiểu hơn về những năm tháng khốc liệt đã qua và trân quý thêm giá trị của hòa bình.

Sân bay Tà Cơn trải dài trong màu xanh yên bình và trù phú.

Sân bay Tà Cơn trải dài trong màu xanh yên bình và trù phú.

Chiến tranh đã lùi xa, vùng đất đầy rẫy bom đạn giờ thành những vườn cà phê ngút ngàn, những bãi ngô và lạc mơn mởn xanh và xa xa là cánh đồng điện gió đang biến những cơn gió Lào khô cằn thành nguồn điện năng phục vụ sản xuất. Trên sân bay Tà Cơn, những chiếc máy bay, xe tăng vẫn nằm đó để du khách đến xem, chụp ảnh kỷ niệm.

>> Chiêm ngưỡng 'chim sắt' hiện đại hàng đầu thế giới của Không quân Việt Nam, có thế bám địa hình tốt như máy bay cường kích

Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận rộng hơn 75.000ha, chứa rừng ngập mặn là Di tích lịch sử quốc gia

Ngôi chùa 700 năm tuổi được tôn vinh cổ nhất miền Trung rộng gần 10.000m2, là Di tích lịch sử quốc gia

Cụm đảo gần xích đạo nhất Việt Nam cách đất liền hơn 14km, chứa hòn đảo được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phao-dai-bat-kha-chien-bai-rong-10000m2-luu-giu-nhieu-may-bay-xe-tang-lon-tung-la-tap-doan-phong-ngu-kien-co-nhat-o-vung-dia-dau-mien-nam-d113337.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Pháo đài 'bất khả chiến bại' rộng 10.000m2 lưu giữ nhiều máy bay, xe tăng cỡ lớn, từng là tập đoàn phòng ngự kiên cố nhất ở vùng địa đầu miền Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH