Toàn cảnh công trình 2.500 tỷ đồng giữa lòng Hà Nội, hiện đang 'bảo vệ' máy bay vận tải quân sự C-130 Việt Nam sở hữu sau năm 1975

12-03-2024 00:14|Hoàng Giang

Dự kiến cuối năm nay, khi công trình được khánh thành, công chúng sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng “ngựa thồ” C-130 được trưng bày tại đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - công trình 2.500 tỷ đồng

Dự án Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã được khởi công từ năm 2020, với tổng diện tích là 38,66ha. Công trình này nằm trên đường Đại Lộ Thăng Long, tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Tòa nhà chính của dự án có diện tích hơn 23.000m2, phía trước là hai hồ nước rộng 2.000m2. Ở giữa quảng trường là Tháp Chiến thắng cao 45m, biểu tượng cho năm 1945, năm mà đất nước ta giành được độc lập.

Empty
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8m, bao gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm. Các máy bay, xe tăng và các loại khí tài lớn thu được từ các cuộc kháng chiến, liên quan đến nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử quan trọng, sẽ được trưng bày ở hai khu vực bên cạnh quảng trường, với tổng diện tích hơn 20.000m2.

Empty
Không gian trưng bày chính của bảo tàng là tòa nhà cao 35,8m, bao gồm 4 tầng nổi và một tầng bán âm

Tòa nhà chính sẽ được tổ chức thành nhiều khu vực trưng bày với các chủ đề theo không gian và tiến trình lịch sử.

Empty
Tòa nhà chính sẽ được tổ chức thành nhiều khu vực trưng bày với các chủ đề theo không gian và tiến trình lịch sử
  • Tầng 1 bao gồm 6 chủ đề từ thời cổ sử, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và ngày nay.
  • Tầng 2 trưng bày 8 chuyên đề và 7 bộ sưu tập vũ khí, trang bị quân sự và các hiện vật khác.
  • Tầng 3 gồm các hiện vật từ 12 chuyên ngành quân sự như Không quân, Hải quân, Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học...
  • Tầng 4 là nhà đa năng, không gian trải nghiệm và khu vực ăn uống.
  • Tầng dưới cùng của tòa nhà chính sẽ được sử dụng làm kho lưu trữ và khu hành chính kỹ thuật, khu vực làm việc của cán bộ bảo tàng. Tầng này cũng sẽ có một kho lưu trữ rộng 10.000m2, đáp ứng các tiêu chuẩn bảo quản hiện đại.
Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 - một trong những bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại tầng 1 bảo tàng

Máy bay MiG-21 số hiệu 4324 - một trong những bảo vật quốc gia đang được trưng bày tại tầng 1 bảo tàng

Máy bay chiến đấu và máy bay quân sự phía Việt Nam thu được của quân đội Mỹ thời kháng chiến

Máy bay chiến đấu và máy bay quân sự phía Việt Nam thu được của quân đội Mỹ thời kháng chiến

Pháo tự hành và xe tăng trưng bày trong khuôn viên bảo tàng

Pháo tự hành và xe tăng trưng bày trong khuôn viên bảo tàng

Chiếc ôtô màu trắng sữa hiệu Renault Juvaquatre,

Chiếc ô tô màu trắng sữa hiệu Renault Juvaquatre, "nhân chứng" lịch sử trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968

Máy bay chiến đấu MiG-21 số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển

Máy bay chiến đấu MiG-21 số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân điều khiển

Một trong những hiện vật được đưa đến bảo tàng sớm nhất là máy bay chiến đấu MiG-21 số hiệu 5121, do anh hùng Phạm Tuân điều khiển, đã tham gia vào việc bắn rơi máy bay B-52 trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không vào đêm 27/12/1972. Chiếc MiG-21 này cũng đã bắn rơi thêm 4 máy bay khác của Mỹ khi được phi công khác điều khiển.

Phối cảnh dự án

Phối cảnh dự án

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn một vào tháng 6 gồm các khu vực trưng bày tầng 1 của tòa nhà chính, quảng trường, đài tưởng niệm và các hạng mục phụ trợ như khu vui chơi trẻ em, bãi đỗ xe. Dự kiến vào cuối năm nay, công trình sẽ được khánh thành, phục vụ công chúng trong nước và quốc tế.

>> 5 sân bay quốc tế đẹp và hiện đại nhất Việt Nam

Đôi nét về “ngựa thồ” C-130

70 năm trôi qua kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1954, máy bay C-130 vẫn nổi tiếng là một mẫu máy bay đáng tin cậy, hoạt động bền bỉ và có khả năng không vận "khủng".

Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, chúng ta thu giữ được năm vận tải cơ loại C-130 của Mỹ làm chiến lợi phẩm

Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, chúng ta thu giữ được năm vận tải cơ loại C-130 của Mỹ làm chiến lợi phẩm

C-130 có khả năng thích ứng với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau như vận tải quân sự, thả lính dù, tuần tra biển, tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu, tìm kiếm cứu hộ và chữa cháy từ trên không. C-130 phù hợp cả cho mục đích quân sự và dân sự.

Máy bay nặng hơn 34 tấn, sải cánh 40m, chiều dài hơn 30m, cao gần 12m, được trang bị bốn động cơ và có khả năng chở 19 tấn hàng hoặc 64 lính dù, với tổng trọng lượng cất cánh lên tới hơn 70 tấn. Khoang hàng của C-130 dài 16m, rộng 3m và cao 2,7m.

Đây là những máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Việt Nam thời điểm đó

Đây là những máy bay vận tải lớn nhất của Không quân Việt Nam thời điểm đó

Tính đến nay, đã có hơn 2.600 chiếc C-130 được sản xuất. Phiên bản kế nhiệm của C-130, được gọi là C-130 Super Hercules, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 5 tháng 4 năm 1996 và vẫn đang được tiếp tục sản xuất.

Hành trình mang “ngựa thồ" C-130 ra Thủ đô

Khi dự án xây dựng bảo tàng mới được đẩy nhanh, việc đưa "ngựa thồ" về Hà Nội đã trở thành một nhiệm vụ được đặt ra với tinh thần quyết tâm cao. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm chịu sự ảnh hưởng của nắng mưa, máy bay đã trải qua quá trình xuống cấp, hầu hết các linh kiện đều hư hỏng. Quá trình sửa chữa và phục hồi đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể, cùng với thời gian dài, cho đến năm 2019, công việc mới được hoàn thiện. Vì vậy, vào đầu năm ngoái, bảo tàng mới đã triển khai nhiệm vụ vận chuyển máy bay C-130 về cơ sở đang xây dựng tại đại lộ Thăng Long.

Khác với những hiện vật khác, các khí tài có kích thước lớn đều phải được vận chuyển bằng đường bộ về bảo tàng. Để thực hiện điều này, các bộ phận của máy bay C-130 đã phải được tháo rời và chở bằng 5 xe rơ-moóc siêu trường siêu trọng ra Hà Nội. Trong đó, xe lớn nhất chở thân máy bay nặng 7 tấn và dài 30m. Hai xe khác chở hai sải cánh và 4 động cơ, trong khi các bộ phận như cánh đuôi, càng, lốp và các cấu kiện khác được đặt trên hai xe còn lại.

Nhân viên kỹ thuật tại Nhà máy A41 bắt đầu các bước phục hồi, sửa chữa máy bay C-130

Nhân viên kỹ thuật tại Nhà máy A41 bắt đầu các bước phục hồi, sửa chữa máy bay C-130

Quy trình tháo rời máy bay đã trải qua nhiều bước, được thực hiện bởi một đội ngũ kỹ thuật gần 20 người, gồm các kỹ sư thuộc Nhà máy A41, dưới sự quản lý của Cục Kỹ thuật thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Họ phải chịu trách nhiệm từ việc tháo rời các bộ phận cho đến việc lắp ráp lại khi đến Hà Nội.

Nguyên tắc chính trong quá trình này là thực hiện đúng các khớp lắp ráp ban đầu từ nhà máy sản xuất, tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn kỹ thuật. Với khối lượng công việc lớn và các bộ phận nặng, từng bước thực hiện phải được thực hiện cẩn thận và chính xác, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, tránh gây hư hỏng cho viện vật.

Việc sắp xếp các bộ phận của máy bay lên xe vận chuyển cũng được thực hiện một cách cẩn thận để tối ưu hóa không gian và đảm bảo rằng chúng không bị hư hại khi di chuyển qua các đoạn đường xấu.

Tối ngày 11/10/2023, đoàn xe hơn 10 chiếc vận chuyển đã hộ tống đã vận chuyển máy bay C-130 ra Hà Nội, đúng vào mùa mưa bão ở các tỉnh miền Trung. Bên cạnh 5 xe đầu kéo chở các bộ phận của máy bay, còn có các xe tiền trạm và công vụ, chở theo các cán bộ hậu cần và kỹ thuật, đôi khi còn có cả các xe dẫn đường của cảnh sát giao thông hoặc kiểm soát quân sự.

Thân máy bay C-130 dài gần 30m đặt trên chiếc xe đầu kéo siêu trường siêu trọng để đưa về Hà Nội

Thân máy bay C-130 dài gần 30m đặt trên chiếc xe đầu kéo siêu trường siêu trọng để đưa về Hà Nội

Quãng đường từ TP HCM đến Hà Nội khoảng 1.700km, tuy nhiên, đoàn không thể đi theo lộ trình thông thường mà phải chọn lựa các tuyến đường tránh khác nhau phụ thuộc vào tình hình đường sá. Trước khi khởi hành, đơn vị vận chuyển đã phải tiến hành khảo sát, đo đạc và ghi chú lại tất cả các chi tiết như cầu cống, biển báo giao thông trên tuyến đường.

Với xe quá khổ, đoàn tiền trạm đã phải tìm kiếm các tuyến đường tránh các trạm thu phí, cũng như tránh các cầu không chịu được tải trọng. Họ cũng tính toán kỹ lưỡng để chọn tuyến đường dẫn lên cầu có độ rộng đủ để xe có thể thực hiện quẹo cua một cách an toàn.

Một trong những thách thức lớn nhất mà đoàn phải đối mặt là khi đi qua các tỉnh Tây Nguyên, với những con đường dốc quanh co và hẹp. Chỉ huy đoàn đã yêu cầu lái xe tuân thủ chặt chẽ tốc độ đã thỏa thuận để đảm bảo an toàn. Đồng thời, xe tiền trạm cũng tăng cường quan sát và chuẩn bị các phương án ứng phó cho các tình huống khẩn cấp.

Ngoài

Ngoài "ngựa thồ" C-130, một số hiện vật khác như máy bay, xe tăng... đã được vận chuyển đến bảo tàng

Trong những ngày có điều kiện thời tiết thuận lợi, đoàn có thể di chuyển được từ 100-200km, nhưng khi gặp thời tiết xấu, hành trình giảm xuống chỉ khoảng 30km vì đường quanh co, khó đi. Xe tiền trạm phải tính toán kỹ lưỡng về nơi dừng chân và nghỉ ngơi cho đoàn. Khi đêm xuống, các xe được đưa về bãi đỗ riêng và lực lượng canh gác được triển khai để bảo vệ an ninh cho phương tiện và hàng hóa.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương và quân khu trên tuyến đường đã được thực hiện. Khi đi qua khu vực đô thị, đoàn còn nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng công an và kiểm soát quân sự để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho hành trình.

Vào tối ngày 20/10/2023, sau 9 ngày di chuyển, tất cả các bộ phận của máy bay C-130 đã được vận chuyển thành công đến quảng trường Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên đại lộ Thăng Long để tiến hành lắp đặt. Với không gian ngoài trời không đủ tiện nghi, các kỹ sư và chuyên gia từ Nhà máy A41 đã phối hợp cùng bảo tàng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Cận cảnh công trình rộng gần 40ha, trị giá 2.500 tỷ đồng đang bảo vệ máy bay quân sự C-130 giữa lòng Thủ đô 13
Cận cảnh công trình rộng gần 40ha, trị giá 2.500 tỷ đồng đang bảo vệ máy bay quân sự C-130 giữa lòng Thủ đô 12
"Ngựa thồ" C-130 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trưởng phòng Sưu tầm của bảo tàng chia sẻ rằng việc tiếp nhận máy bay C-130 để trưng bày tại Hà Nội là ước mơ của nhiều thế hệ cán bộ trong bảo tàng. Đây là một “hiện vật thể hiện thắng lợi vĩ đại của dân tộc, chiến lợi phẩm quan trọng mà Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được khi đánh thắng cường quốc quân sự như Mỹ".

>> Anh hùng của Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trở thành phi công lái MiG-17 với 93 lần xuất kích, 13 lần nổ súng

Siêu xe nhanh nhất thế giới trang bị động cơ được thiết kế cho máy bay phản lực, tốc độ đạt gần 1.700 km/h

Anh hùng của Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trở thành phi công lái MiG-17 với 93 lần xuất kích, 13 lần nổ súng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/toan-canh-cong-trinh-2500-ty-dong-giua-long-ha-noi-hien-dang-bao-ve-may-bay-van-tai-quan-su-c-130-viet-nam-so-huu-sau-nam-1975-d117746.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Toàn cảnh công trình 2.500 tỷ đồng giữa lòng Hà Nội, hiện đang 'bảo vệ' máy bay vận tải quân sự C-130 Việt Nam sở hữu sau năm 1975
    POWERED BY ONECMS & INTECH