Đây là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt ở nước ta và cũng nằm trong top 10 tỉnh thành giàu nhất cả nước.
Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024.
Theo đó, Việt Nam có 2 thành phố là Hà Nội và TP. HCM góp mặt trong bảng xếp hạng, trong đó Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97 (tăng 3 bậc so với năm 2023) và TP. HCM xếp ở vị trí thứ 105.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu và khảo sát 120 cư dân ở mỗi thành phố trong số 142 thành phố trên thế giới, từ đó đưa ra đánh giá về cơ sở hạ tầng và công nghệ của thành phố đã tác động như thế nào đến hiệu suất tổng thể và chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong số 10 thành phố thông minh hàng đầu có đến bảy thành phố ở châu Âu, đứng đầu là Zurich của Thụy Sỹ.
Được biết, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt ở nước ta và cũng nằm trong top 10 tỉnh thành giàu nhất cả nước.
>> 'Chìa khóa' giải quyết nhu cầu văn phòng cho thuê tại Thủ đô Hà Nội sắp xuất hiện
Thủ đô Hà Nội rộng hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người.
Thời gian qua, Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng mô hình thành phố thông minh. Thông qua triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TU do Thành ủy Hà Nội ban hành ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, thành phố sẽ thực hiện chuyển đổi số, phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
TP. HCM rộng 2.095 km2, dân số gần 10 triệu người (theo Tổng cục Thống kê, năm 2021).
Về phía TP. HCM, tháng 8/2022, Thành ủy TP. HCM ban hành Chỉ thị 17-CT/TU về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng TP trở thành đô thị thông minh. Xác định đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ là 2 mũi nhọn để thực hiện chỉ thị này; TP. HCM đang liên tiếp đẩy mạnh các hoạt động giao lưu công nghệ, từng bước áp dụng trong vận hành đô thị thông minh.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, để thực hiện mục tiêu đó, thành phố xác định động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TP. HCM tiếp tục đầu tư, khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, khu công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công viên phần mềm Quang Trung; để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững. TP đã triển khai nhiều chương trình, đề án quan trọng như Chương trình Chuyển đổi số, Đề án Xây dựng Đô thị thông minh.
>> Vì sao dân Thủ đô ‘thi nhau’ đổ xô về thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam để ‘săn đất’?
Quyết tâm lên quận ngay trong năm 2024, huyện ven Hà Nội đã ‘gặt hái’ hàng loạt thành tựu quan trọng
Homestay, Glamping cố ý lách luật, mọc lên “như nấm” tại tỉnh sát vách TP. HCM