Xã hội

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là Di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa

Dương Uyển Nhi 01/11/2024 12:02

Với bề dày hơn 1.600 năm lịch sử, hang đá này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987.

Hang đá lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa

Hang đá Mạc Cao nằm trên núi Minh Sa, cách khoảng 25km về phía tây bắc thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Với kiến trúc đặc biệt, hang được chia thành 5 tầng, bên trong là hàng trăm hang động lớn nhỏ nằm xen kẽ nhau, nổi bật với các bức tượng điêu khắc và những bích họa tinh xảo, phản ánh một thời kỳ nghệ thuật Phật giáo hưng thịnh.

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 1
Hang đá Mạc Cao (Ảnh: Internet)

Công trình được khởi công vào năm 366, và trong hơn một thiên niên kỷ sau đó, hang động Mạc Cao đã đóng vai trò quan trọng trên Con đường Tơ lụa cổ đại. Đây không chỉ là điểm dừng chân cho các nhà buôn và khách hành hương mà còn là nơi xây dựng hàng trăm đền thờ Phật giáo, tạo thành một tổ hợp tôn giáo và nghệ thuật quy mô lớn gồm 492 ngôi đền.

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 2
Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 3
Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 4
Được xây dựng lần đầu vào năm 366, đến nay hang đá Mạc Cao đã có niên đại 1658 năm (Ảnh: Internet)

Theo dòng lịch sử, số lượng hang động tại Mạc Cao không ngừng gia tăng qua các triều đại. Đến thế kỷ thứ 7, dưới thời nhà Đường, số lượng hang động tại đây đã vượt qua 1.000 hang. Chính vì thế, hang đá Mạc Cao còn được biết đến với tên gọi "Thiên Phật Động" hay "Hang Ngàn Phật".

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 5
Hang Mạc Cao là điểm giao lưu quan trọng giữa các nền tôn giáo, văn hóa, và tri thức từ Đông sang Tây (Ảnh: Internet)

Nhờ vào vị trí chiến lược nằm trên Con đường Tơ lụa cổ đại, hang Mạc Cao đã trở thành điểm giao lưu quan trọng giữa các nền tôn giáo, văn hóa, và tri thức từ Đông sang Tây. Tại đây, nghệ thuật truyền thống Trung Hoa và các yếu tố nghệ thuật từ những nền văn minh khác hòa quyện với nhau, tạo nên một di sản văn hóa phong phú. Những tác phẩm bích họa và điêu khắc trong hang không chỉ phản ánh vẻ đẹp nghệ thuật mà còn là minh chứng sống động cho sự giao thoa văn hóa qua các thời kỳ lịch sử.

Hang đá Mạc Cao là kho báu nghệ thuật Phật giáo với những tác phẩm chạm khắc tinh xảo. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, nơi này vẫn còn lưu giữ gần 500 hang động, hơn 2.000 tượng Phật với kích thước đa dạng, từ bức tượng khổng lồ cao 33m cho đến tượng nhỏ nhất chỉ khoảng 10cm. Các bức bích họa tại đây cũng nổi bật với diện tích tổng cộng gần 50.000m².

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 6
Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 7
Bích họa tại hang Mạc Cao (Ảnh: Internet)

Những bức tượng Phật trong hang mang nhiều phong cách nghệ thuật, là sự phản chiếu của các nền văn hóa đa dạng qua từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, hệ thống bích họa trong hang rất phong phú và liên tục, nếu được xếp nối lại, chúng sẽ tạo thành một dải tranh kéo dài tới 30km, minh chứng cho sức sáng tạo nghệ thuật và tôn giáo của nhiều thế hệ. Những tác phẩm này không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc mà còn ghi lại lịch sử phát triển của văn hóa Phật giáo trong khu vực.

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 8
(Ảnh: Internet)

Hầu hết các bích họa trong hang đá Mạc Cao đều tập trung vào các chủ đề Phật giáo, với hình ảnh đa dạng từ Phật, Bồ Tát, Ngọc Hoàng đến các câu chuyện kinh Phật, kết hợp các truyền thuyết và nhân vật lịch sử từ Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc. Hệ thống hang động này chứa đựng những di vật giá trị, phản ánh rõ nét văn minh Trung Hoa cổ xưa xuyên suốt các triều đại Tùy, Đường và Tống.

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 9
(Ảnh: Internet)

Theo truyền thuyết, vào năm 366, hòa thượng Lạc Tôn đến núi Tam Nguy ở Đôn Hoàng. Khi đang tìm nơi nghỉ vào lúc hoàng hôn, ông bất ngờ chứng kiến một hiện tượng kỳ diệu: trên núi Ô-xa gần đó, một ánh sáng vàng rực rỡ tỏa ra, tạo nên hình ảnh hàng ngàn vị Phật hiện lên trong ánh hoàng hôn. Cảnh tượng này đã khiến hòa thượng Lạc Tôn cảm thấy đây là một vùng đất thiêng liêng. Sau đó, ông thuê người xây dựng nên hang đá Mạc Cao, và quy mô không ngừng mở rộng. Đến triều đại nhà Đường, hệ thống này đã có hơn một nghìn hang động.

Những mất mát của hang đá Mạc Cao

Hang đá Mạc Cao không chỉ là di sản tôn giáo mà còn là di sản văn hóa với giá trị nghệ thuật và lịch sử sâu sắc, là biểu tượng của sự giao thoa và phát triển văn hóa qua các thời kỳ.

Năm 1900, một phát hiện quan trọng đã đưa hang đá Mạc Cao trở nên nổi tiếng quốc tế, đó là "Kho Kinh Động" - một kho báu chứa hàng trăm nghìn văn vật. Trong một hang nhỏ rộng và dài khoảng 3m, người ta tìm thấy hơn 500.000 cổ vật quý giá, từ kinh thư Phật giáo, thư tịch, văn bản hành chính đến các tác phẩm nghệ thuật như tranh thêu, hình Phật gấm thêu. Các hiện vật này có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 11 và bao hàm kiến thức rộng lớn về lịch sử, chính trị, quân sự, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật của các nền văn hóa từ Trung Quốc, Trung Á, Nam Á đến châu Âu. Đây được ví như "Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc".

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 10
Hang Mạc Cao được ví như "Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc" (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, sau khi kho Kinh Động được phát hiện, hàng loạt các nhà thám hiểm và học giả từ khắp nơi đổ xô tới đây. Trong vòng chưa đầy 20 năm, gần 40.000 văn vật, bao gồm kinh sách, tranh và tác phẩm điêu khắc, đã bị lấy đi, gây nên sự tổn thất lớn cho di sản văn hóa của hang đá Mạc Cao. Ngày nay, nhiều bảo tàng quốc tế vẫn đang lưu giữ và trưng bày các văn vật này, chiếm đến hai phần ba toàn bộ kho Kinh Động.

Hang đá Mạc Cao là một trong ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ xưa nổi bật nhất Trung Quốc, cùng với các hang đá Long Môn và Vân Cương. Với bề dày hơn 1.600 năm lịch sử, hang đá Mạc Cao đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987.

Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa - ảnh 11
Hang đá Mạc Cao đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới (Ảnh: Internet)

Ngày nay, Mạc Cao là điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng triệu du khách nhờ các tác phẩm chạm khắc, bích họa tuyệt đẹp và giá trị văn hóa đặc sắc. Một số hang động trong khu vực cũng đã mở cửa, cho phép du khách chiêm ngưỡng những dấu tích sống động của nghệ thuật Phật giáo cổ đại và khám phá lịch sử giao lưu văn hóa phong phú của Con đường Tơ lụa.

Tổng hợp

>> Bên trong hang động cổ lưu trữ hơn 100.000 tượng Phật cùng 2.800 bia đá, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận

'Siêu' hang động dưới nước lớn nhất thế giới: Trải dài hơn 370km, là một trong những di tích khảo cổ quan trọng có niên đại 10.000 năm

Hang động ở Hà Nội được ca ngợi ‘đẹp nhất trời Nam’, có tượng Phật Bà Quan Âm làm từ đá xanh cùng ‘kho báu’ thạch nhũ kỳ ảo

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/hang-da-ky-quan-phat-giao-1600-nam-tuoi-unesco-cong-nhan-la-di-san-luu-giu-2000-tuong-phat-va-50000m2-bich-hoa-129352.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hang đá ‘kỳ quan Phật giáo’ 1.600 năm tuổi UNESCO công nhận là Di sản, lưu giữ 2.000 tượng Phật và 50.000m2 bích họa
    POWERED BY ONECMS & INTECH