Hãng gọi xe Bolt: Chiến lược "né Uber" - đi "tiểu ngạch", trở thành đế chế tỷ đô

21-04-2023 17:04|Thủy Tiên

Từ 5.000 đô vốn khởi nghiệp, Markus Villig, chàng trai trẻ người Estonia đã phát triển ứng dụng gọi xe Bolt thành doanh nghiệp trị giá 8,4 tỷ đô, chính anh cũng đồng thời sở hữu khối tài sản trị giá 700 triệu đô.

Sự thành công của ứng dụng nhắn tin gọi điện nổi tiếng thế giới Skype đã châm ngòi cho phong trào bùng nổ stasrtup tại Estonia, đặc biệt là sau khi phần mềm liên lạc này được Microsoft mua lại với giá 8,5 tỷ USD.

Lấy cảm hứng từ Skype, chàng trai trẻ người Estonia, Markus Villig đã nghĩ tới việc xây dựng ứng dụng gọi xe Taxify (nay là Bolt). Anh cho rằng, công nghệ là một trong những ngành sở hữu lợi thế rất lớn, vì trên thực tế các doanh nghiệp có thể đạt được những thành tựu lớn chỉ với một đội ngũ rất nhỏ.

Nhận thấy tiềm năng từ dự án này, năm 2013, Villig đã quyết định bỏ học ngành Khoa học máy tính tại Đại học Tartu, vay cha mẹ mình 5.565 USD (khoảng 120 triệu đồng) để thành lập công ty riêng khi mới chỉ 19 tuổi.

Hãng gọi xe Bolt: Chiến lược
Markus Villig

Tiết kiệm là bí quyết thành công hàng đầu

Việc huy động vốn từ các nhà đầu tư cho ứng dụng gọi xe của Villig là rất khó khăn, bởi tại thời điểm đó, Uber đang phát triển mạnh mẽ, có mặt tại gần 600 thành phố trên khắp thế giới.

Thay vì cạnh tranh với Uber tại các thị trường lớn, Bolt bắt đầu nhắm mục tiêu vào các thị trường châu Phi và châu Âu nhỏ hơn, nơi đang có rất ít sự cạnh tranh. Thực tế cho thấy doanh thu từ các quốc gia châu Phi như Nam Phi, Nigeria và Ghana hiện đóng góp 1/3 tổng doanh thu của công ty này.

Bên cạnh đó, để hạn chế thuê nhiều nhân công và thực hiện các chiến dịch tiếp thị đắt tiền, Villig đã chọn làm việc trực tiếp với tài xế và hành khách. Thậm chí trong những ngày đầu kinh doanh, anh đã từng tự mình xuống các con phố ở thủ đô Estonia để tuyển dụng lái xe taxi.

Trên thực tế, chi phí lương kỹ sư làm việc cho Bolt ở các văn phòng ở Estonia và Romania chỉ bằng phân nửa so với lương của các kỹ sư ở Thung lũng Silicon. Công ty cũng tiết kiệm tiền bằng cách không thành lập bộ phận nghiên cứu quy mô lớn.

Markus Villig cho biết: “Chúng tôi cực kỳ tiết kiệm ngay từ ngày đầu tiên vì chúng tôi không có nhiều vốn. 4.000 nhân viên hiện tại của Bolt luôn cân nhắc về các khoản chi tiêu hàng ngày, đây chính là điểm mạnh lớn nhất của chúng tôi."

Trong khi một số công ty phần mềm đã sa thải nhân viên trong những tháng gần đây, Villig khẳng định anh không có ý định thực hiện điều này. Ngay cả khi đứng trước sóng gió của đại dịch Covid-19, doanh thu giảm mạnh 80% nhưng với sự kết hợp giữa cắt giảm lương tự nguyện và trợ cấp của chính phủ nên Bold đã không cần phải cắt giảm nhân sự. Villig cho biết: “Khi quá trình phục hồi sau đại dịch bắt đầu, chúng tôi đã có tất cả các nhân viên sẵn sàng nhận nhiệm vụ”.

Nhờ chi phí vận hành thấp hơn, tài xế của Bolt có thể kiếm được nhiều tiền hơn vì họ chỉ mất 10-15% tiền hoa hồng, rẻ hơn mức phí 20-25% của Uber. Về cơ bản, việc gia nhập Taxify là hoàn toàn tự nguyện nên nên các tài xế có thể cùng lúc là đối tác của Taxify và Uber.

Mô hình hoạt động gọn gàng và tiết kiệm chi phí của Villig đã được đền đáp. Từ năm 2015 đến 2019, Villig đã tăng doanh thu của Bolt từ 730.000 USD lên 142 triệu USD. Đến nay, công ty đã có hơn 3 triệu tài xế, hoạt động tại 45 quốc gia và ước tính tạo ra doanh thu 570 triệu USD vào năm 2021.

Theo Forbes, công ty được định giá 8,4 tỷ đô la vào thời điểm vòng gọi vốn cuối cùng vào tháng 1 năm 2022, trong khi đó 17% cổ phần của Villig hiện có giá trị 700 triệu đô la.

Những bước đi cẩn trọng phía trước

Sau nhiều năm làm việc, Villig đã nhận được nguồn tài trợ từ công ty công nghệ Didi Chuxing, ông lớn trong lĩnh vực chia sẻ chuyến đi tại thị trường Trung Quốc và Mercedes-Benz. Sau đó là Sequoia Capital và Fidelity cam kết đầu tư 1,4 tỷ USD từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.

Tuy đã nhận được nguồn đầu tư lớn, chàng trai trẻ người Estonia hoàn toàn có thể đẩy nhanh quá trình mở rộng của Bolt. Với tham vọng trở thành một “siêu ứng dụng”, công ty này đã phát triển sang nhiều nhánh khác nhau, bao gồm giao đồ ăn, chia sẻ xe, cho thuê xe đạp và xe máy điện. Tuy nhiên, Villig cũng cần phải thận trọng để không rơi vào những cạm bẫy tương tự như Uber đã từng vướng phải.

Trong khi huy động vốn đầu tư mạo hiểm giống như Uber vào năm 2021, Bolt cũng gây ra khoản lỗ 622 triệu đô la. Phần lớn trong số đó là do phải trả khoản vay trong thời kỳ đại dịch.

Sự mở rộng quá nhanh của Uber với mô hình “áo vừa mọi cỡ”, họ tin rằng nếu đã thành công vang dội tại Mỹ và nhiều thành phố lớn tại châu Âu cũng đồng nghĩa với việc thành công tại châu Á. Tuy nhiên, họ đã quên đi sự thật rằng lối tiếp cận chủ động, mạnh mẽ và phần nào đó là “hiếu chiến” của Uber phù hợp với văn hóa đề cao cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân của phương Tây hơn là nơi đặt nặng tính cộng đồng như châu Á.

Bài học từ Uber đã mở đường cho cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của Bolt. Nhưng giờ đây, với mong muốn mở rộng lớn hơn, Bolt cũng đang phải đối mặt với những thách thức tương tự như Uber đã từng đối mặt: “bản địa hóa”, sáng kiến để phân loại lại tài xế thành nhân viên và các mối quan tâm về an toàn.

Bolt vốn nổi tiếng ở Estonia với tư cách là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất của đất nước, nhưng khi mở rộng, công ty này cũng phải đối mặt với khó khăn tại các khu vực rộng lớn hơn và được quản lý chặt chẽ hơn.

Bài học từ cuộc đời doanh nhân tuổi Rồng sáng lập Uber

Những nhân vật nổi tiếng giới công nghệ sinh năm Rồng

Cổ phiếu Grab giảm trở lại sau phiên tăng kỷ lục 11%, các hãng xe công nghệ ồ ạt rớt giá

Bài thuộc chủ đề Vận tải, kho bãi
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-goi-xe-bolt-chien-luoc-ne-uber-di-tieu-ngach-tro-thanh-de-che-ty-do-179727.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hãng gọi xe Bolt: Chiến lược "né Uber" - đi "tiểu ngạch", trở thành đế chế tỷ đô
POWERED BY ONECMS & INTECH