Trong giai đoạn 2016-2022, cả nước có hơn 4,8 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Lao động trẻ hưởng BHXH 1 lần chiếm 77,5%
Số liệu thống kê giai đoạn 2016 – 2022 cho thấy, phần lớn người hưởng bảo hiểm xã hội một lần là lao động trẻ, từ trên 20 tuổi đến đủ 40 tuổi, số này chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trong đó, cả nước có hơn 4,8 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Sau khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần, có khoảng gần 1,3 triệu người quay trở lại tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội (chiếm 26% số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần).
Số người không quay trở lại trên 3,5 triệu người, bình quân mỗi năm có hơn 591 nghìn người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 12,3%.
Trong giai đoạn này, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng mới là hơn 5,2 triệu người, trong đó số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chưa quay trở lại tham gia bảo hiểm xã hội là hơn 3,5 triệu người (tương đương tỷ lệ 1,5 người tham gia mới thì có 1 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần).
Số người hưởng 2 lần chế độ bảo hiểm xã hội một lần là 906.856 người, số người hưởng 3 lần chế độ này là 61.347 người.
60% lao động rút BHXH một lần tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Theo thông tin từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lao động tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm tới 60% người rút BHXH một lần. Tây Nguyên và trung du miền núi phía Bắc có số lao động rút BHXH một lần thấp nhất.
Nguyên nhân là do hai vùng này tập trung nhiều lao động phổ thông, tuổi đời trẻ, làm việc tại các khu công nghiệp nên tần suất thay đổi công việc nhanh.
Về khu vực làm việc, gần 91% lao động rút BHXH một lần làm việc trong doanh nghiệp, 8% làm ở khu vực nhà nước và hơn 1% tham gia BHXH tự nguyện.
Gần 4,85 triệu người đã rời bỏ hệ thống an sinh trong giai đoạn 2016-2022. Trong đó gần 3,55 triệu người chưa quay trở lại.
Tuy nhiên, khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều so với hưởng lương hưu.
Đó là người lao động không còn trong hệ thống BHXH được Nhà nước bảo hộ, mất cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng, mất đi cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT, chăm sóc sức khỏe khi tuổi già; số tiền nhận về thấp hơn so với số tiền đã đóng vào quỹ BHXH.
Tại Hà Nội cho kết quả, tình trạng nhận bảo hiểm xã hội một lần diễn ra rất ít, giai đoạn 2016-2022 chỉ có 196 nghìn người nhận bảo hiểm xã hội một lần, sau đó có 60%, tương đương 120 nghìn người quay trở lại tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để hưởng hưu.
Người đi xuất khẩu lao động được tính lương hưu thế nào?
Từ 1/7/2025, người trên 70 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội