Huế dự chi hơn 100 tỷ đồng để bảo tồn, tôn tạo di tích Quốc Tử Giám
Hiện nay, nơi đây là di tích lịch sử văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới kèm theo nhiều di tích nổi tiếng của cung đình triều Nguyễn.
Quốc Tử Giám Huế là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng vào năm 1803 dưới thời vua Gia Long với tên gọi ban đầu là Đốc Học Đường. Đến năm 1820, vua Minh Mạng đổi tên thành Quốc Tử Giám, trở thành trung tâm đào tạo tri thức và giáo dục hàng đầu của triều Nguyễn.
Hiện nay, nơi đây là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế, là di tích lịch sử văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới kèm theo nhiều di tích nổi tiếng của cung đình triều Nguyễn.
Quốc Tử Giám Huế - Nguồn: Internet |
Ban đầu, Quốc Tử Giám tọa lạc tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, nằm cách xa kinh thành Huế. Đến năm 1908, vua Duy Tân nhận thấy vị trí này không thuận tiện, nên đã quyết định di dời trường vào bên trong kinh thành Huế. Hiện nay, Quốc Tử Giám nằm tại số 1, đường 23 Tháng 8, phường Thuận Thành, TP. Huế.
Trải qua hơn hai thế kỷ tồn tại, ngoại trừ Di Luân Đường còn khá nguyên vẹn, các hạng mục khác của Quốc Tử Giám (phần giao cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế sử dụng) hầu hết đã xuống cấp nặng.
Tháng 8/2022, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại dãy nhà bên phải Di Luân Đường, nơi trưng bày các hiện vật thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dù hiện vật không bị hư hại, nhưng ngọn lửa đã làm cháy hệ thống mái và kèo chịu lực bằng gỗ, khiến một phần mái nhà bị sập.
Nguồn: Báo Lao Động |
Theo VnExpress, Để bảo tồn và tôn tạo di tích, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, nâng tổng kinh phí từ 66 tỷ đồng lên 108 tỷ đồng, với thời gian thực hiện từ nay đến năm 2028.
Các hạng mục chính của dự án bao gồm:
Di Luân Đường chuyển từ tu bổ cục bộ sang tu bổ tổng thể, bao gồm việc hạ giải toàn bộ công trình để khôi phục nguyên trạng.
Hai nhà học tả hữu và hai nhà ở của giám sinh được bảo tồn và nâng cấp.
Nhà che bia Huỳnh Tự Thư Thanh và nội thất của các công trình sẽ được trùng tu.
Việc đầu tư thêm 48 tỷ đồng so với nghị quyết trước đây (tháng 10/2021) nhằm đảm bảo chất lượng bảo tồn di tích, đồng thời tôn vinh giá trị lịch sử và văn hóa của Quốc Tử Giám.
>> Thành phố giàu bậc nhất Việt Nam muốn bổ sung 10 khu công nghiệp, quy mô hơn 2.400ha