Huy động công nghệ cao, gần 600 ngày công nhân hợp lực, nước gần Việt Nam chính thức thông hơn 2.000m hầm phục vụ đường sắt cao tốc 350km/h tại khu vực cực dễ sạt lở, nhiều khe nứt
Sự kiện này đánh dấu việc hoàn thành hầm cuối cùng của tuyến đường sắt liên tỉnh Chaoma, mở ra bước tiến mới cho dự án trọng điểm này.
Tuyến đường sắt liên tỉnh Chaoma là một phần quan trọng trong chiến lược đường sắt cao tốc "8 ngang, 8 dọc" của Trung Quốc, kết nối thành phố Hợp Phì (tỉnh An Huy) với thành phố Mã An Sơn có tổng chiều dài 73,2km. Tuyến đường này bao gồm 6 hầm đường sắt, chủ yếu nằm trong khu vực đồi núi thấp.
Vào sáng ngày 28/9, sau 585 ngày xây dựng và nỗ lực của các công nhân, hai hầm Đại Tào Sơn số 1 và 2 thuộc tuyến đường sắt liên thành phố Sào Mã, do Cục Đường sắt số 4 Trung Quốc thi công đã được thông hầm thành công. Sự kiện này đánh dấu tất cả các hầm trên tuyến đường sắt Sào Mã đã hoàn tất việc thông hầm.
Tuyến đường sắt liên thành phố Sào Mã có tổng cộng 6 hầm với chiều dài tổng cộng 6.329m, chủ yếu nằm trong khu vực đồi núi thấp. Hai hầm Đại Tào Sơn số 1 và 2 là những công trình trọng điểm và cũng là thách thức lớn nhất của toàn tuyến, nằm trên địa phận thị trấn Hoàn Phong, huyện Hàm, thành phố Mã An Sơn.
Hầm Đại Tào Sơn số 2 với chiều dài 2.330m, là hầm dài nhất trên tuyến được thiết kế cho đường sắt cao tốc hai chiều đơn không đá ba lát, đạt tốc độ thiết kế lên đến 350 km/h. Hầm có diện tích mặt cắt 100 mét vuông và độ sâu chôn lớn nhất là 106m. Hơn hai phần ba địa chất của hầm thuộc cấp IV và V, với vách đá có nhiều khe nứt và cấu trúc phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở rất lớn gây nhiều khó khăn cho quá trình thi công, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Kể từ khi bắt đầu thi công hai hầm Đại Tào Sơn số 1 và 2, Công ty Đường sắt cao tốc Hợp Mã, Công ty Đường sắt Ninh An cùng với Cục Đường sắt số 4 Trung Quốc, Viện Khảo sát Thiết kế Đường sắt số 4 Trung Quốc và đơn vị giám sát Thông Hào Hiện Đại Bắc Kinh đã phối hợp hướng tới mục tiêu xây dựng hầm an toàn và đạt chất lượng cao. Các đơn vị này đã lập kế hoạch khoa học, dự đoán rủi ro, tối ưu hóa phương án thi công, phân bổ tài nguyên hợp lý, tập trung vào các khâu quan trọng và kiểm soát quy trình chặt chẽ.
Họ đã sử dụng các thiết bị hiện đại như cầu vòm thủy lực tự hành, xe đúc bê tông thông minh, robot phun bê tông ướt và giá treo bán tự động, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc thi công "quản lý trước, bơm vữa chặt chẽ, đào ngắn, gia cố mạnh, đóng kín sớm, đo lường thường xuyên" nhằm đảm bảo tiến độ thi công diễn ra một cách khoa học, an toàn và đạt chất lượng, tạo nền móng vững chắc cho việc hoàn thành thông hầm đúng hạn.
Tuyến đường sắt liên thành phố Sào Mã bắt đầu từ ga Sào Hồ Đông, đi qua các huyện Hàm, huyện Hòa, khu mới Trịnh Bồ Cảng, huyện Đương Đồ, khu phát triển kinh tế, quận Vũ Sơn, quận Hoa Sơn và kết thúc tại ga Mã An Sơn Đông. Tuyến đường này có chiều dài chính tuyến 61 km với tốc độ thiết kế lên tới 350 km/h. Tuyến đường sắt này gồm 5 ga: Sào Hồ Đông, Hàm Sơn, Trịnh Bồ Cảng, Mã An Sơn Nam, và Mã An Sơn Đông; trong đó, Sào Hồ Đông và Mã An Sơn Đông là các ga hiện hữu, còn ba ga còn lại là các ga mới được xây dựng.
Phó Tổng công trình sư Bộ Chỉ huy nút giao đường sắt Hợp Phì, kiêm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy cầu Trường Giang Mã An Sơn, ông Lý Băng cho biết: "Sau khi tuyến đường sắt liên thành phố Sào Mã được xây dựng và đưa vào vận hành, tuyến đường này sẽ trở thành kết nối giao thông mới nhanh chóng giữa hai bờ sông Hoài Giang, giúp rút ngắn khoảng cách thời gian giữa vùng đô thị Hợp Phì và Nam Kinh. Đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng 'Tam giác Vàng trên đường sắt', hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, đồng thời thúc đẩy sự phát triển tích hợp của vùng Tam giác Vàng và khu vực kinh tế sông Trường Giang".
Theo: CNR