Huyện miền núi là 'điểm đến hàng đầu thế giới', thu ngân sách đạt 1.800 tỷ

13-03-2024 08:21|Mai Chi

Huyện này cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km.

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội và ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đỉnh cao nhất của dãy núi Tam Đảo nằm ở ranh giới của huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và huyện Đại Từ (Thái Nguyên), có độ cao tuyệt đối là 1.597m.

Vì thế nơi đây có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 18-19°C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Tam Đảo thu ngân sách gần 2.000 tỷ

>> Một huyện Nghệ An sắp được 'tân trang' trở thành trung tâm công nghiệp khai khoáng lớn của tỉnh

Tam Đảo cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km nên từ 120 năm trước, người Pháp đã bắt đầu phát hiện, xây dựng các khu nghỉ mát tại đây. Đến năm 2023, lượng du khách đến với huyện Tam Đảo đạt gần 1,4 triệu lượt (tăng 39% so với năm 2022). Đặc biệt, năm 2023 cũng là năm thứ 2 liên tiếp thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo) được tổ chức đánh giá du lịch World Travel Awards vinh danh là “Thị trấn điểm đến hàng đầu thế giới”.

Để thúc đẩy, khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch Tam Đảo, UBND tỉnh đã phê duyệt “Đề án phát triển du lịch huyện Tam Đảo đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu của đề án đưa ra là tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch. Phát triển các điểm du lịch mới, đầu tư xây dựng các điểm du lịch chất lượng cao, phát huy và khai thác các sản phẩm du lịch có lợi thế của địa phương…

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, ngành du lịch Tam Đảo phát triển và tạo được những hình ảnh đặc trưng riêng, phù hợp với tiềm năng, lợi thế, từng bước xây dựng huyện Tam Đảo trở thành thị xã. Đến năm 2030, huyện Tam Đảo trở thành thị xã đặc sắc về du lịch, một trong những trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước, điểm đến hấp dẫn thân thiện của du khách.

Thời gian vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quy hoạch lần này, tỉnh đặt mục tiêu xây dựng mới 2 tuyến đường sắt đô thị nhằm phục vụ kết nối thành phố Hà Nội, cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với trung tâm tỉnh và phục vụ kết nối, phát triển du lịch Tam Đảo. Trong ảnh là bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2030, trong đó đường màu vàng có ký hiệu chữ là vị trí tuyến đường sắt.

Hiện quy mô kinh tế năm 2023 của huyện Tam Đảo ước đạt gần 8.000 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người ước đạt 85 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 42 lần so với năm đầu thành lập (2004).

Năm 2023, tổng thu về kinh tế của thị trấn Tam Đảo đạt gần 150 tỷ đồng, tăng 17% so với kế hoạch. Trong đó, riêng ngành dịch vụ, du lịch đạt hơn 130 tỷ đồng. Số lượng khách du lịch năm 2023 ước tính là 365.180 lượt tăng gần 20%.

Tam Đảo thu ngân sách gần 2.000 tỷ
Định hướng quy hoạch Vĩnh Phúc

Về nguồn tài nguyên thiên nhiên, huyện có rừng Quốc gia Tam Đảo nơi lưu giữ hàng nghìn loài động, thực vật phong phú; có hệ thống hồ, suối, thác… Ngoài ra, Tam Đảo có hệ thống di sản truyền thống văn hóa: Hệ thống di tích thờ Thần, thờ Phật phong phú và đa dạng, phân bổ ở hầu khắp các địa phương.

Toàn huyện có 124 di tích, trong đó có 34 đình, 47 ngôi chùa, 24 ngôi đền,8 miếu, 2 di tích cách mạng, 1 di tích lưu niệm Bác Hồ, 4 nhà thờ công giáo, 3 công trình tôn giáo khác và 01 quần thể danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 17 di tích xếp hạng cấp tỉnh (08 đình, 03 chùa, 06 đền), 1 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo)và 106 di tích công trình tín ngưỡng, tôn giáo chưa xếp hạng.

Một số di tích nổi tiếng như: Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng ngàn, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên…đã tạo nên quần thể kiến trúc tôn giáo và tâm linh huyền ảo trong dãy núi Tam Đảo hùng vĩ.

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, thu hút một lượng lớn khách du lịch hành hương về với Tam Đảo như: Lễ hội Tây Thiên, Lễ hội Đền Chân Suối...

Tuy nhiên, quá trình khai thác và phát triển của huyện còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết được tiềm năng. Ví dụ như: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch chưa được đồng bộ, nhiều công trình đã xuống cấp; các sản phẩm chưa phong phú; các hoạt động kinh doanh dịch vụ chủ yếu là cá thể, hộ gia đình theo mùa vụ...

>> Huyện sắp là 'thành phố trong thành phố' có dân số bằng cả một tỉnh, sẽ sáp nhập thêm một đảo

Một huyện Nghệ An sắp được 'tân trang' trở thành trung tâm công nghiệp khai khoáng lớn của tỉnh

Trà sữa 'huyền thoại' Thái Lan có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội: Chính thức đối đầu với các 'ông lớn' F&B?

Huyện sắp là 'thành phố trong thành phố' có dân số bằng cả một tỉnh, sẽ sáp nhập thêm một đảo

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/huyen-mien-nui-la-diem-den-hang-dau-the-gioi-thu-ngan-sach-dat-1800-ty-226039.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Huyện miền núi là 'điểm đến hàng đầu thế giới', thu ngân sách đạt 1.800 tỷ
POWERED BY ONECMS & INTECH